Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Đặng Ngọc Viết - Một kiếp người: Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Vụ xả súng tại UBND TP Thái Bình: Cận cảnh dự án tái định cư

 | 

(Soha.vn) - Theo thông tin bước đầu, tháng 5/2013 dự án tái định cư này được UBND TP Thái Bình triển khai với diện tích 9ha, trong đó, diện tích thu hồi của phường Kỳ Bá là 3ha...

Liên quan đến dự án khu tái định cư tại phường Kỳ Bá, TP. Thái Bình, theo thông tin chúng tôi có được, tại quyết định số 1931/QĐ – UBND ngày 29/9/2011 của UBND tỉnh Thái Bình đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư khu dân cư – dịch vụ - tái định cư và công trình công cộng phường Trần Lãm và phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình với diện tích 9ha.
Tiếp đó, ngày 06/02/2012, UBND TP Thái Bình ra quyết quyết định số 286/QĐ – UBND về việc thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân tại phường Kỳ Bá.
Ngày 17/09/2012, UBND tỉnh Thái Bình có quyết định số 2201/QĐ – UBND phê duyệt giá đất để bồi thường giải phóng mặt bằng dự án: Xây dựng khu dân cư, tái định cư và công trình công cộng phường Trần Lãm và phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình.
Sau đó, ngày 06/02/2013, UBND TP Thái Bình tiếp tục có quyết định số 292/QĐ - UBND do Phó Chủ tịch Vũ Kim Cử ký về việc phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư đất thu hồi của 6 hộ tổ 23, 48 phường Kỳ Bá và điều chỉnh bổ sung kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng (đợt 2) dự án khu dân cư, tái định cư và công trình công cộng phường Trần Lãm, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình.
Mặt bằng dự án khu
Mặt bằng dự án khu dân cư, tái định cư và công trình công cộng phường Trần Lãm và phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Kinh phí bồi thường hỗ trợ là 1.811.948.679 đồng, trong đó, bồi thường, hỗ trợ về đất là : 1.082.598.500 đồng; Bồi thường, hỗ trợ về tài sản, hoa màu trên đất là: 683.245.027 đồng; Các khoản hỗ trợ khác: 46.000.000 đồng.
Điều chỉnh, bố sung kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt tại Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 13/08/2012: 29.006.958 đồng, bao gồm: Điều chỉnh tăng kinh phí bồi thường hỗ trợ tài sản, hoa màu: 52.766.958 đồng; Điều chỉnh tăng kinh phí hỗ trợ ÔĐĐS : 2.160.000 đồng; Điều chỉnh giảm kinh phí hỗ trợ ÔĐĐS: 25.920.000 đồng.
Số tiền giao đất mới (tái định cư) lô số 07-CL9 (của hộ ông Vinh – PV) khu dân cư tổ 3 là: 599.170.950 đồng. Bao gồm: Tiền sử dụng đất tái định cư: 596.190.000 đồng; Tiền lệ phí trước bạ cấp GCNQSD đất ở mới: 2.980.950 đồng.
Chi phí tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng: 36.817.009 đồng.
Quyết định
Quyết định số 292/QĐ - UBND do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Vũ Kim Cử ký ngày 06/02/2013.

Cũng theo danh sách đính kèm quyết định thì có 18 hộ được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với diện tích 628,5 m2, tổng số tiền 1.840.850.485 đồng.
Cụ thể, theo quyết định này, đối với hộ ông Đặng Ngọc Vinh: diện tích được bồi thường, hỗ trợ là 62,1 m2, với tổng số tiền 475.717.805 đồng.
Hộ gia đình hung thủ vụ xả súngĐặng Ngọc Viết được bồi thường, hỗ trợ với diện tích 181,6 m2, trong đó diện tích bồi thường 50% giá đất ở là 70m2; diện tích bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới phường Kỳ Bá là 111,6 m2.
Tổng số tiền, Viết được bồi thường, hỗ trợ là 504. 477.796 đồng, trong đó, bồi thường, hỗ trợ về đất là 302.272.000 đồng; bồi thường hỗ trợ tài sản là 193.005.796 đồng; các khoản hỗ trợ là 9.200.000 đồng…
Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án kèm quyết định số 292/QĐ - UBND của UBND TP Thái Bình do Phó Chủ tịch Vũ Kim Cử ký ngày 06/02/2012.
Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án kèm quyết định số 292/QĐ - UBND của UBND TP Thái Bình do Phó Chủ tịch Vũ Kim Cử ký ngày 06/02/2012.

Còn tại Thông báo số 44/TB-PTQĐ của Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thái Bình ngày 17/04/2013 do Phó giám đốc Vũ Ngọc Dũng ký về việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đất thu hồi của 6 hộ tổ 23, 48 phường Kỳ Bá và điều chỉnh bổ sung kinh phí bồi thường (đợt 2) dự án: Khu dân cư, tái định cư và công trình công cộng phường Trần Lãm, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình cũng nêu rõ:
Bồi thường 100% giá bồi thường đối với diện tích 30,1 m2 đất ở cho hộ ông Đặng Ngọc Vinh (theo quy định tại khoản 1, điều 8, Nghị định 197/NĐ – CP và điểm a, khoản 1 điều 44 Nghị định 84/NĐ-CP) theo giá bồi thường: 6.500.000 đồng/m2.
Bồi thường 50% giá đất với diện tích 206,2 m2 đất của ông Vinh, ông Viết, ông Kính, bà Ngọc sử dụng làm đất ở sau ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 diện tích trong hạn mức đất ở (70m2), theo giá bồi thường: 50% x 6.500.000 đồng.
Bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất ở sử dụng sau ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 vượt hạn mức đất ở theo loại đất nông nghiệp trong địa giới phường Kỳ Bá cho 4 hộ ông Vinh, ông Viết, bà Tuyết, ông Kính và diện tích đất nông nghiệp của hộ ông Đấu theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 45 Nghị định 84/NĐ – CP.
Bồi thường hỗ trợ 100% giá trị xây mới đối với tài sản của 4 hộ gia đình xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường đất ở, sử dụng đúng mục đích.
Hỗ trợ 80% giá trị xây dựng đối với tài sản của 5 hộ (ông Vinh, ông Viết, ông Kính, ông Hồng, ông Quân) xây dựng trên diện tích đất vượt hạn mức sử dụng sau ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004.
Hỗ trợ 80% chi phí lấp trũng đối với diện tích đất ở vượt hạn mức sử dụng sau ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 đối với 4 hộ ông Vinh, ông Viết, bà Tuyết, ông Kính.
Bồi thường 100% giá trị cây cối, hoa màu trên đất của 7 hộ.
Còn tại Thông báo số 44/TB-PTQĐ của Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thái Bình ngày 17/04/2013 do Phó giám đốc Vũ Ngọc Dũng ký.
Còn tại Thông báo số 44/TB-PTQĐ của Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thái Bình ngày 17/04/2013 do Phó giám đốc Vũ Ngọc Dũng ký.

Hỗ trợ di chuyển chỗ ở và hỗ trợ di chuyển nhà cho 3 hộ (ông Vinh, ông Viết, ông Kính) và 2 hộ (ông Hồng, ông Quân (có nhà chính trên diện tích đất của ông Kính) phải phá dỡ toàn bộ nhà chính (theo khoản 1, khoản 3 điều 14 Quyết định 16/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình) theo mức:
Hỗ trợ di chuyển chỗ ở: 5.000.000 đồng/ hộ; Hỗ trợ thuê nhà: 6 tháng x 700.000 đồng/ hộ/ tháng.
Thông báo cũng nêu rõ, bổ sung bồi thường hoa màu, hỗ trợ chi phí san lấp của 3 hộ nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp và thuỷ sản (kè bờ ao) của hộ ông Kính. Trong đó, bồi thường 100% giá trị hoa màu, con vật nuôi; Hỗ trợ 80% chi phí san lấp của 3 hộ nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp và thuỷ sản của hộ ông Kính…
Về thời gian bàn giao mặt bằng đất thu hồi cũng được nêu rõ trong thông báo này là dự kiến trước ngày 30/4/2013.
Trước đó, theo bản tin được đăng tải trên cổng thông tin điện tử Bộ Công an, qua điều tra, bước đầu được biết, tháng 5/2013 dự án này được UBND TP Thái Bình triển khai.
Cùng với, khi trao đổi về dự án, ông Phạm Văn Anh, Phó Chủ tịch UBND phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình cũng cho biết, theo quy hoạch, Khu tái định cư có diện tích 9ha giáp ranh giữa hai phường Kỳ Bá và phường Trần Lãm của thành phố, trong đó, diện tích thu hồi của phường Kỳ Bá là 3ha.
Đất nông nghiệp sẽ là diện tích chủ yếu trong quy hoạch xây dựng khu tái định cư này.
Mời độc giả theo dõi toàn bộ vụ xả súng tại trụ sở UBND TP Thái Bình.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về cách tổ chức đối thoại cho bà con bị thu hối đất đang khiếu kiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN KIẾN NGHỊ GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Kính gửi:

Thủ tướng Chính phủ


1. Người kiến nghị
Sinh năm: 1954.
CMND số: 201623370 do Công an thành phố Đà Nẵng cấp ngày 27/07/2009.
Điện thoại di động: 01262732722, 0946035146.
Nhật kí cá nhân trên mạng: http://phamvanhadanang.blogspot.com
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Tổ 57 (Tổ 20 cũ), phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người giải quyết kiến nghị
Địa chỉ: Số  01, đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Ngày 23/5/2013, tôi - Phạm Văn Hạ, vợ chồng chú Lê Văn Dũng, Huỳnh Thị Thanh và con gái họ Lê Thị Phương, cô Lê Thị Bình, cô Mai Thị Hoa ra Hà Nội. Chúng tôi đến thuê nhà (30.000 đồng/01 chiếu ngủ/01 ngày) ở gần Trụ sở tiếp công dân số 1 Ngô Thì Nhậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Ngày 27/5/2013, chúng tôi vào Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước gặp công chức Trần Thị Thu Hiền, cán bộ hướng dẫn của Trụ sở (Công chức Trần Thị Thu Hiền làm nhiệm vụ tương tự như nhân viên phát phiếu khám bệnh ở bệnh viện vậy. Ví dụ như: Bệnh nhân kể bệnh và đề nghị khám đau dạ dày thì nhân viên bệnh viện cấp cho cái phiếu có số thứ tự đến phòng khám số 1 để bác sỹ chuyên khoa về dạ dày khám, nếu đề nghị khám rối loạn tiền đình thì nhân viên bệnh viện cấp cho cái phiếu đến phòng khám số 3 để bác sỹ chuyên khoa về thần kinh và tâm thần khám vv…nhưng không đưa ngay bệnh nhân đau dạ dày cho bác sỹ chuyên khoa về thần kinh và tâm thần khám, cũng như không đưa ngay bệnh nhân rối loạn tiền đình cho bác sỹ chuyên khoa về dạ dày khám).
Theo hướng dẫn nhóm chúng tôi cử tôi - Phạm Văn Hạ làm người đại diện.
Chúng tôi trình bày với công chức Trần Thị Thu Hiền là chúng tôi đến đây gửi đơn tố cáo đề nghị Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tham mưu để Thủ tướng Chính phủ thụ lý giải quyết tố cáo cho chúng tôi. Sau khi nghe nói người bị chúng tôi tố cáo là Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn và Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn thì công chức này hướng dẫn chúng tôi đến thường trực tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ để được tiếp. Chúng tôi trình bày đi, trình bày lại rằng: Chúng tôi đến đây gửi đơn tố cáo đề nghị Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tham mưu để Thủ tướng Chính phủ thụ lý giải quyết tố cáo cho chúng tôi chứ không đề nghị Thanh tra Chính phủ để được tiếp. Công chức này vẫn không chịu.
Chúng tôi phải về mang văn bản quy phạm pháp luật đến thì công chức này mới chịu và cấp cho chúng tôi phiếu vào Thường trực tiếp công dân của Văn phòng Chính phủ.
Chúng tôi rất phấn khởi cầm giấy giới thiệu này đến phòng của Thường trực tiếp công dân Văn phòng Chính phủ. Tại đây, chúng tôi gặp công chức Hoàng Như Hải, Thường trực tiếp công dân Văn phòng Chính phủ. Công chức này không nhận đề nghị của chúng tôi để chuyển cho Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tham mưu để Thủ tướng Chính phủ thụ lý giải quyết mà ghi vào giấy chuyển chúng tôi sang Thường trực tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ tiếp. Lý do là: Người bị tố cáo là Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn và Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn thì thẩm quyền giải quyết tố cáo tiếp là của Thanh tra Chính phủ (cơ quan Nhà nước), chứ không phải là của Thủ tướng Chính phủ - người đứng đầu Chính phủ.
Nếu người bị tố cáo là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà nẵng thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng.
Chúng tôi cố trình bày là việc của chúng tôi thuộc thẩm quyền tham mưu của Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhưng vô ích.
Ngày 30 tháng 5 năm 2013, chúng tôi đã gửi đơn khiếu nại hành vi hành chính này của công chức Hoàng Như Hải (Hàm vụ phó Văn phòng Chính phủ) (Đến nay, đã quá 30 ngày nhưng Văn phòng Chính phủ cũng không giải quyết khiếu nại này của chúng tôi).
Do gửi đơn không được nên cứ đến chiều hàng ngày, chúng tôi lại cùng với một số (khoảng gần 20 người) bà con Đà Nẵng (đi khiếu kiện ở Trụ sở tiếp công dân số 1 Ngô Thì Nhậm) ra Vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở quận Ba Đình chờ xe chở các đại biểu đi họp Quốc hội đi qua để phản ánh nguyện vọng của mình. Khi thấy xe chở các đại biểu đi họp Quốc hội về, đi qua chúng tôi người thì vẫy chào thân thiện, người thì giơ biển báo phản ánh nguyện vọng của mình. Các đại biểu Quốc hội người thì ra hiệu chào lại chúng tôi, người thì không chỉ nhìn chúng tôi với vẻ mặt trầm tư, người thì chụp ảnh.
Họ đi qua chúng tôi lại về xong hôm sau chúng tôi lại đến.
Ngày 07 tháng 6 năm 2013, khi đang ở Vườn hoa Mai Xuân Thưởng thì tôi nhận được điện thoại của anh Quảng. Anh Quảng là sỹ quan bảo vệ chính trị của Trường Sĩ Quan Lục Quân II, ở Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai. Số điện thoại di động của anh Quảng là 0989509018.
Anh Quảng nói rằng anh về xác minh lý lịch kết nạp Đảng cho con trai chúng tôi là Phạm Đức Hiếu (học viên năm thứ 3 của lớp trinh sát đặc nhiệm). Do lần trước nhà trường đã đi xác minh nhưng chưa được nên lần này anh Quảng muốn gặp trực tiếp tôi để nghe tôi trình bày cho rõ.
Thời gian anh ấy bố trí gặp tôi là sáng ngày 08/6/2013.
Tôi bắt ô tô về Đà Nẵng ngay.
Điều không may nữa lại đến với tôi là trên chuyến xe tôi đi về Đà Nẵng có một cháu nhỏ đi cùng với người nhà. Khi nghỉ ăn cơm xong xe định đi tiếp thì không thấy cháu nhỏ đó đâu. Nhà xe và mọi người phải đi tìm. Tìm 03 giờ mới thấy. Người nhà cháu nói rằng cháu bị hồn nhập.
Tôi điện nói với anh Quảng điều này và xin anh cố chờ tôi để nghe tôi trình bày. Khi tôi về tới Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn thì đã thấy anh Quảng đang định về. Tôi đến quận thì gặp anh Quảng đi cùng với ông Hồ Thăng Trung phó trưởng Công an quận Ngũ Hành Sơn và ông Nguyễn Sơn Hải đội Điều tra an ninh Công an quận Ngũ Hành Sơn. Tất cả chúng tôi vào phòng ông Huỳnh Cự, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn. Anh Quảng nghe tôi trình bày sơ qua rồi Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn dùng ô tô đưa anh Quảng về.
Lại nói về những người cùng đi khiếu kiện với tôi ở Hà nội như cô Huỳnh Thị Thanh, cô Nguyễn Thị Bình, cô Mai Thị Hoa vv… họ tiếp tục ở lại đến đầu tháng 7/2013. Có người như cô Mai Thị Hoa về đưa con đi thi đại học xong lại ra. Họ nhận được văn bản của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức đối thoại trong tháng 8/2013. Có 10 người còn ở lại tiếp đến tháng 8/2013 sau khi nhận được văn bản về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức đối thoại với họ họ mới về.
Tôi do về sớm nên không có tên trong diện được đối thoại.
Lại nói tiếp về việc kết nạp Đảng của con tôi Phạm Đức Hiếu.
Con trai chúng tôi đã nhận được Quyết định số: 1637/QĐ - BGH ngày 25/6/2013 của Trường Sỹ quan Lục quân 2, Bộ Quốc phòng.
Quyết định này buộc con chúng tôi thôi học.
Lý do buộc thôi học: Bố, mẹ chống đối đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; khiếu kiện vượt cấp, lôi kéo người khác tham gia. Không đủ tiêu chuẩn chính trị đào tạo sỹ quan.
Con chúng tôi đã xuất ngũ.
Ngày 25/8/2013, vợ chồng tôi đã viết thư kêu cứu gửi tới Bộ trưởng bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Trong thư này, chúng tôi đã trình bày rõ chúng tôi bị oan và để nghị Bộ trưởng giúp con tôi được quay lại trường tiếp tục học tập kẻo con chúng tôi lại bị oan theo cái oan của bố, mẹ.
Bác Đỗ Xuân Hiền, trú tại tổ 01, Trung Nghĩa, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Bác Đỗ Xuân Hiền đã hơn 80 tuổi. Nghe nói bác là nguyên huyện ủy viên, nguyên Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng, người theo cách mạng từ năm 14 tuổi.
Nhà bác Hiền cũng bị thu hồi đất và bác cũng ra Hà Nội khiếu kiện cùng với chúng tôi đợt các tháng 5,6,7 và 8 năm 2013. Bác là một trong số 10 trong danh sách kèm theo văn bản về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức đối thoại với người khiếu kiện.
Hôm 15/9/2013, cô Nguyễn Thị Bình đến nhà tôi nhận lại 16 quyết định và 6 văn bản trả lời đơn thư của các cơ quan của bà Bình. Cô Bình nói: Bác Hiền nói với cô Bình là “Thằng Hạ là người miệng Hùm gan sứa”. Ý nói là tôi nhát gan.
Vì đây là đơn kiến nghị gửi Thủ tướng nên tôi chỉ gửi kèm theo đơn này bài tôi tự đặt tiêu đề “Ghi âm boong boong” (bài này tôi đã gửi kèm theo thư gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và 63 đoàn đại biểu Quốc hội hồi tháng 11/2012) cho Thủ tướng và bà con hiểu rõ thêm về tôi.

Kính thưa Thủ tướng Chính phủ!

Phần trên tôi đã trình bày sơ lược với Thủ tướng về mảnh đời đi khiếu kiện của tôi và việc đi khiếu kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai của một số bà con Đà Nẵng.
Tôi thấy chúng tôi tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc mà không được giải quyết gì nên tôi làm kiến nghị này gửi Thủ tướng.
Tôi xin kính trình Thủ tướng các nội dung kiến nghị của tôi. Tên kiến nghị là: Kiến nghị về việc tổ chức đối thoại với bà con bị thu hồi đất đang có khiếu kiện trên địa bàn thành phố Đà nẵng.
Mục tiêu của kiến nghị là: Bảo đảm thực hiện: Nguyên tắc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các cơ quan có liên quan là những cơ quan nhà nước của dân, do dân và vì dân; cán bộ, đảng viên thực hiện đối thoại phải thực sự là người lãnh đạo là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; nguyên tắc thực thi dân chủ: Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra.
Mục đích của kiến nghị là: Xác định được cái đúng, cái sai trong thu hồi đất của bà con để bảo vệ được đúng pháp luật các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Trên cở sở những suy nghĩ như vậy tôi đề nghị tổ chức việc đối thoại như sau:
Thứ nhất là xác định thành phần và tư cách của những người tham gia đối thoại gồm:
Người tổ chức sự kiện đối thoại: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Người tổ chủ trì đối thoại: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Người phối hợp đối thoại: Đại diện có thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đương sự:
-         Những người dân đang có khiếu kiện yêu cầu bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khi bị thu hồi đất.
-         Đại diện Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất.
Người trợ giúp pháp lý cho các đương sự như Luật sư, Luật gia, chuyên gia pháp luật vv… (nếu có).
Các tổ chức, đoàn thể: Đại diện thành ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiên binh, Hội Phụ Nữ vv… thành phố Đà Nẵng.
Đại điện Tổ dân phố nơi bị thu hồi đất.
Các phương tiện thông tin đại chúng và các nhà báo, nhà quan sát vv…
Thứ hai là cách làm:
Bước 1: Làm báo cáo và tổng hợp, gửi báo cáo về khiếu kiện
Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất lập báo cáo về việc thu hồi đất của người khiếu kiện. Trong báo cáo nêu rõ việc thông báo thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp vv… lý do thu hồi đất, các căn cứ pháp lý thu hồi đất. So sánh các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật với quyền và lợi ích mà người bị thu hồi đất được hưởng trong phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho ra các kết quả: Đời sống của người bị thu hồi đất sau khi chấp hành việc thu hồi đất cao hơn, bằng hay thấp hơn (các mức độ thấp hơn là thấp hơn ít, thấp hơn vừa và thấp hơn quá nhiều) trước khi bị thu hồi đất hoặc trái pháp luật (theo quy định của pháp luật là không được thu hồi).
Nêu chi tiết những nội dung khiếu kiện của người bị thu hồi đất được chấp thuận và những nội dung khiếu kiện của người bị thu hồi đất bị bác.
Cuối cùng là phương án chi tiết về việc giải quyết khiếu kiện của người khiếu kiện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức tập hợp các báo cáo này thành hồ sơ tổ chức đối thoại và lập Văn bản tổng hợp về phương án đối thoại, Kế hoạch tổ chức đối thoại.
Văn bản tổng hợp về phương án đối thoại, Kế hoạch tổ chức đối thoại này được gửi cho:
 Người phối hợp đối thoại: Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ) để thẩm định.
Đương sự:
-         Những người dân đang có khiếu kiện yêu cầu bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khi bị thu hồi đất để kiểm tra và gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (những người này nhận văn bản bằng biên bản bàn giao và được biết về việc giải quyết các trường hợp tương tự như mình trên cùng quận, huyện hay khác quận huyện để có so sánh tìm ra sự công bằng).
-         Đại diện Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất để kiểm tra lại và có thể gửi báo cáo bổ sung.
Người trợ giúp pháp lý cho các đương sự như Luật sư, Luật gia, chuyên gia pháp luật vv… (nếu có) gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự của mình.
Các tổ chức, đoàn thể: Đại diện thành ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiên binh, Hội Phụ Nữ vv… thành phố Đà Nẵng để góp ý bằng văn bản (nếu cần thiết).
Đại điện Tổ dân phố nơi bị thu hồi đất để góp ý bằng văn bản (nếu cần thiết).
Các phương tiện thông tin đại chúng và các nhà báo, nhà quan sát vv…

Bước 2: Nhận các văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện
Những người dân đang có khiếu kiện và người trợ giúp pháp lý cho họ gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện cho Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các thành phần tham gia đối thoại khác cũng có thể gửi văn bản phản ánh cho Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thời hạn gửi là 15 ngày kể từ ngày họ nhận được Văn bản tổng hợp về phương án đối thoại, Kế hoạch tổ chức đối thoại.

Bước 3: Gửi Dự thảo văn bản thẩm định về báo cáo của Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất

Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi cho Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Dự thảo văn bản thẩm định về báo cáo của Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất.
Các phương tiện thông tin đại chúng và các nhà báo, nhà quan sát vv…để công khai.
Thời hạn là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận các văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện.
Bước 4: Tổ chức cuộc đối thoại
Tại cuộc đối thoại:
Đại diện Ủy ban nhân dân đã quyết định thu hồi đất trình bày báo cáo về từng trường hợp khiếu kiện trong đó nêu rõ những việc đã làm đúng, những việc đã làm sai trong quá trình thu hồi đất và giải quyết khiếu kiện; những vấn đề còn có quan điểm khác nhau giữa Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất với người khiếu kiện và đề xuất phương án giải quyết.
Những người dân đang có khiếu kiện và người trợ giúp pháp lý cho họ trình bày ý kiến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện.
Đại diện Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày ý kiến về những vấn đề còn có quan điểm khác nhau giữa Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất với người khiếu kiện và tư vấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phương án giải quyết.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Công bố Dự thảo kết luận.

Bước 5: Giao kết luận đối thoại

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc đối thoại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng gửi Kết luận đối thoại cho Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất, người khiếu kiện và lập báo cáo báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng thời gửi cho các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức công khai kết luận đối thoại trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền cho Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất, người khiếu kiện thi hành và công chúng được biết.

Kính thưa Thủ tướng Chính phủ!

Tôi cũng xin phép Thủ tướng được gửi kiến nghị này cho một số bà con đã đi khiếu kiện với tôi để chia sẻ, nghiên cứu và rất có thể sẽ có người sẽ kiến nghị lên Thủ tướng những cách làm, phương pháp tổ chức đối thoại tốt hơn tôi.
Kính mong Thủ tướng chấp thuận kiến nghị của tôi và giúp chúng tôi sớm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của chúng tôi đúng pháp luật.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:
-    Như kính gửi;
-    Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Vụ Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Văn phòng Chính phủ (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Tổng Thanh tra Chính phủ (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Đồng chí Trần Thọ Bí thư thành ủy Thành phố Đà nẵng (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Chủ tịch Thành phố Đà nẵng (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Ủy ban Kiểm tra Đảng thành ủy Thành phố Đà nẵng(để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng (để.báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Đồng chí Nguyễn Nho Trung, Bí thư Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Đồng chí Lê Viết Lực, Phó Bí thư Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Uỷ ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Báo Pháp luật Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Bác Đỗ Xuân Hiền, trú tại tổ 01, Trung Nghĩa, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Cô Nguyễn Thị Bình, ở Tổ 69 (Tổ 24 cũ), phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Cô Mai Thị Hoa ở Tổ 70 (Tổ 24 cũ), phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Cô Huỳnh Thị Thanh ở Tổ 13, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Ông Trương Thanh Xuân, trú tại tổ 56, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Ông Trần Văn Minh và bà Huỳnh Thị Vân Anh, trú tại tổ 18B, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Ông Trà Thanh Lộc, trú tại tổ 44, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
-    Ông Nguyễn Trường Chiến, trú tại tổ 27, phường An Hải bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Ông Nguyễn Thức, trú tại tổ 8, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Bà Trần Thị Thu Hương, trú tại tổ 18B, Phước Lý, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Ông Hồ Ngọc Phước, trú tại tổ 7, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Bà Thái Thị Hương, trú tại tổ 56, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng(để chia sẻ);
-    Bà Nguyễn Thị Hiền Lương,  trú tại tổ 338/20, đường Hoàng Diệu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng(để chia sẻ);
-     Một số bà con khác cùng đi khiếu kiện tại Hà Nội (để chia sẻ);
-    http://phamvanhadanang.blogspot.com (để nhờ cộng đồng giúp chúng tôi bảo vệ công lý);
-    http://dungthanh 642.blogspot.com (để nhờ cộng đồng giúp chúng tôi bảo vệ công lý);
-    Lưu 5 bản.
Ninh Bình, ngày 18   tháng 9  năm 2013
Người kiến nghị

Đã ký và gửi
Phạm Văn Hạ










Bài “Ghi âm boong boong”

Mô tả cháu lê thi xuân phương
- Thư ký Tòa án Ngũ Hàn Sơn cũng ghi âm tôi bằng điện thoại hiện đại.

Mấy lần tôi gửi ghi âm khi làm việc với người của các cơ quan mà tôi đã đến đề nghị cho Tòa án Ngũ Hàn Sơn làm chứng cứ để chứng minh. Một lần tôi đến liên hệ với ông đô thê tài thẩm phán tòa án quân Ngũ Hành Sơn và cháu Lê Thi Xuân Phương  -Thư ký Tòa án Ngũ Hành Sơn. Cháu Phương nói chú đi đâu cũng ghi âm à.có cả mặt ông tài ngồi đó, Tôi bảo không và thực ra thì có phải khi nào và ai tôi cũng ghi âm đâu. Cháu Phương bảo nghe thấy tiếng boong boong như tiếng chuông nhà thờ. Thế là tôi biết cháu Phương cũng ghi âm tôi bằng điện thoại hiện đại rồi.

Năm 2009, tôi đã phải mổ tim ở bệnh viện Việt Đức. Các bác sỹ đã phải thay cả 02 van tim của tôi bằng van tim cơ hoc, loại làm bằng y lôc Inox. Hôi đó tôi mới đi mổ tim về , Nếu ghi âm được thì, tiêng òa của dòng máu, tiếng đập của hai cái van tim này nó phát lên nghe nó boong boong như tiếng chuông nhà thờ. 
            Có những lần tôi đến liên hệ với ông Đỗ Thế Tài, Thẩm Phán, Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn và nhờ ông giúp đỡ giải quyết vụ án cho bà Lợi vợ tôi  cho đúng pháp luật, ông Tài nói tôi cứ làm đúng pháp luật kể cả ông ghi âm tôi cũng chẳng sợ, tôi cũng chẳng ăn gì làm gì sai.

Hồi năm 1977, Làm công tác vận tải quân đội ở đường 7, đường 8, đường 9 qua Lào tiễu Phỉ tới gần biên giới nước Thái Lan


Tôi - Phạm Văn Hạ nhập ngũ ngày 29/06/1977 và tham gia chiến đấu chống Phỉ ở đường 7, đường 8 qua Lào ,đưòng 9 qua Lào và chống bọn Pônpôt, Iêngxari ở chiến trường Tây Ninh, biên giới Tây Nam nước ta. Năm 1981, tôi được xuất ngũ về quê. Ông Lê Hoàng Đức ông ấy coi thường tôi - Hạ. Ông ấy cưỡng chế oan tôi. Ông ấy không biết hồi năm 1977, 1978, 1979 tôi tham gia vận chuyển lương thực cho bộ đội, tiêu diệt bọn phỉ tiễu Phỉ  có Bác Lê Đình Mậu quê ở Diêm Điền Thái Bình, là Trung đoàn trưởng Bác Mậu đã già và đã mất rồi, Bác Hà Bá Vinh quê ở Hà Bắc,Bắc Ninh bây giờ vẫn còn khỏe mạnh. 

Hàng năm ở quê tôi anh em đồng ngũ vẩn tổ chức kỷ niêm ngày đồng ngũ, nhớ kỷ niêm những thời  ở quân ngũ họ hỏi tôi Hạ sao không về, tôi khổ lắm, tôi còn đang đi minh oan  thời đó   Xe Zin 130 leo đèo cua tay áo đi như người đi bộ. Bọn Phỉ thì ở trên mỏm núi, dùng súng bắn trộm, bắn tỉa vào chúng tôi. Chúng tôi chiến đấu, khi thua là phải chạy. Chúng tới đốt xe, chặt đầu các đồng đội của chúng tôi đã hy sinh và bị thương không chạy được xách đi lĩnh thưởng. Chúng tôi chứng kiến và căm hờn. Chúng tôi chờ xe khác của quân ta đi đến tiếp tục lên xe đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc và trả thù cho đồng đội. Tôi không đào ngũ. Rồi tôi đi đánh nhau với bọn Ponpot. Tôi cũng chứng kiến trận mà chiến sỹ ta hy sinh nhiều nhất ở chiến trương phía nam tây ninh cam pu chia . Đến năm 1981 thì tôi về phục viên. Bây giờ già, bệnh tật thấy bị đối xử như thế cũng buồn lắm nhưng vẫn phải đi minh oan đến cùng chứ không mai kia có người lại đối xử với con mình như Huỳnh Văn Minh đã đối xử với mình thì không hiểu đất nước sẽ đi đến đâu?

Đồng đội tôi đi làm chế độ nghe nói là được hai, ba triệu là cho những quân nhân phục vụ chiến trường Tây nam CampuChia nhưng tôi đã kê khai bên phường đội ở phường Hòa Hải những anh em phường đội họ nói còn phải để phường họp xét, tôi nghĩ có lẽ tôi khiếu kiện thế này chắc phường không giải quyết cho tôi đâu, mặc dù giấy tờ và lý lịch quân nhân tôi vẫn lưu giữ đầy đủ.
Phạm Văn Hạ

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Đơn bổ sung yêu cầu công khai hóa việc thực hiện một số quy định dân chủ trong quá trình thu hồi đất của 4.600 hộ dân phường Hòa Hải


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN BỔ SUNG YÊU CẦU
THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG VIỆC THU HỒI ĐẤT CỦA CÁC HỘ DÂN PHƯỜNG HÒA HẢI

Kính gửi:

-         Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;
-         Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;
-         Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất của Uỷ ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn;
-         Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;
-         Ủy ban nhân dân phường Hòa Hải quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

1. Người yêu cầu

Sinh năm: 1954.
CMND số: 201623370 do Công an thành phố Đà Nẵng cấp ngày 27/07/2009.
Điện thoại di động: 01262732722, 0946035146.
Nhật kí cá nhân trên mạng: http://phamvanhadanang.blogspot.com
Sinh năm: 1954.
Chứng minh thư nhân dân số: 200233384 do Công an Đà Nẵng cấp ngày 13/09/2012.
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Tổ 57 (Tổ 20 cũ), phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

2. Người lãnh đạo giải quyết yêu cầu

Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Địa chỉ: Số 472 đường Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

3. Người bị yêu cầu

3.1. Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 472, đường Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

3.2. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất của Uỷ ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn

Địa chỉ: Số 472, đường Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

3.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 472 đường Lê Văn Hiến, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

3.4. Ủy ban nhân dân phường Hòa hải quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: Đường Hoàng Bình Chính, tổ 108, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

4. Hành vi hành chính bị yêu cầu thực hiện dân chủ

Niêm yết công khai: (i) Thông báo thu hồi đất (ii) Phương án bồi thường, hỗ trợ  tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp vv…(iii) Thông báo kết quả thực hiện Phương án bồi thường, hỗ trợ  tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp vv…của hơn 4.600 hộ dân bị thu hồi đất ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

5. Lý do và nội dung nội dung bổ sung yêu cầu thực hiện dân chủ trong thu hồi đất

Huỳnh Văn Minh là cán bộ địa chính phường Hòa Hải. Do vi phạm pháp luật Huỳnh Văn Minh đã bị cơ quan Công an tỉnh Quảng Nam bắt tạm giam.
Sau khi nghe tin cơ quan Công an tỉnh Quảng Nam sẽ cho bị can Huỳnh Văn Minh về để bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu công tác địa chính cho người khác làm thì:
Ngày 15/10/2012, tôi (Hạ) có đến gặp ông Ngô Thanh Xuân, Bí thư Đảng ủy phường Hòa Hải.
Chúng tôi đã có một cuộc đối thoại mà một phần của nó có nội dung như sau:
“HẠ:  Tôi đang báo cáo với ông là bà Lợi đang tố cáo cái đấy thôi! Tố cáo là ông Tài, ông ấy xâm phạm chỗ ở, mà nó rõ ràng mà nó có dấu hiệu đấy, chứ không sai đâu. Chứ còn cái việc chỗ ông là Bí thư Đảng ủy phường là ông lãnh đạo về chi bộ đảng. Mà ông Tài có nhỏ đi chăng nữa thì ông Tài cũng là cán bộ trong phường mình.

ÔNG XUÂN: Tôi nói với anh cái việc ông Tài có sai đi chăng nữa, tôi chưa nói trách nhiệm công dân, gia đình, anh cứ tố cáo các cơ quan liên quan. Người ta sẽ xem đúng sai người ta trả lời. Nhưng mà tôi nói với anh, trả lời 2 phía, ông Tài cán bộ nhưng mà thuộc điều hành của Chủ tịch UBND phường.
 Thứ 2, việc mà anh nói nghe tin ông Minh được các cơ quan đưa về đây bàn giao là chuyện của anh, tôi không nghe được. Cái đó văn bản của nhà nước với nhau.

HẠ:  Ông Minh là đang quản lý hồ sơ, đang bị công an họ bắt.

ÔNG XUÂN:  Cái chuyện đó ông ấy vi phạm pháp luật. Cái đó là chủ tịch UBND phường chịu trách nhiệm! Toàn bộ cái  hồ sơ: trong lúc ông ấy đang thụ lý ở cơ quan pháp luật, thời trước ông ấy nhận của công dân là trách nhiệm của chủ tịch UBND phường.

HẠ: Lên báo cáo với Bí thư cái việc đó, nếu ông Minh địa chính có về thì Bí thư cũng có ý kiến để tìm một người tin tưởng để giao nhiệm vụ đó cho họ để họ làm cho dân, cho nhà nước, cho phường. Tôi là công dân tôi chỉ trình bày với ông như vậy không ngoài cái gì khác.

ÔNG XUÂN: Tôi báo cáo với anh vậy. Nói to, rõ cụ thể chưa? Quyền hạn tới đâu, trách nhiệm tới đâu tôi nói tới đó!

HẠ: Tôi, chúng tôi, người dân trình bày để các ông phải giúp chúng tôi. Chúng tôi lên đây là tôi trình bày cho biết, cho Ủy ban nhất là cho ông Bí thư. Tôi gặp Chủ tịch mà ông Hiền, ông đi họp. Họ nói vậy thì chúng tôi nói lại với ông vậy. Chúng tôi có biết họ là ai đâu? Ông địa chính tôi đâu có biết.

ÔNG XUÂN: Nói chung liên quan đến cái thủ tục, cái quyền công dân cho nên hiện nay, ông đang đề nghị các cơ quan pháp luật giải quyết trách nhiệm của UBND, các cán bộ điều hành thuộc của Chủ tịch UBND. Mà một khi quyền lợi của công dân địa phương nó bị mà các cơ quan pháp luật làm không đúng, hớ thì cái này trách nhiệm đồng chí đứng đầu là đồng chí Bí thư làm việc với các cơ quan đi. Tất nhiên là Bí thư cũng phải có cái trách nhiệm lo cho dân. Đặc biệt là cái chính sách làm chưa đúng thì yêu cầu phải có cái can thiệp về việc đó, nếu đúng rồi thì thôi. Chứ Hòa Hải đây thì tôi nghĩ rằng đây chưa phải là lần đầu tiên giải tỏa đền bù; Hòa Hải đây thì 4.600 hộ dân đến bây giờ 2.400 đến 2.500 hộ đã bàn giao mặt bằng tại các dự án này. Số lượng nó tương đối lớn rồi, gần như một nửa số hộ dân trên địa bàn phường đã bàn giao. Có thể nói là cơ bản gần như, hầu như nhà nước làm đúng theo quy định. Bởi vì cái con số mà nhân dân người ta đồng thuận gần như là tuyệt đối: 99%  trở lên người ta đồng thuận, còn có rơi rớt một vài trường hợp nào đó mà nó chưa thỏa đáng được cái quyền lợi chính đáng của nhân dân. Tất nhiên dân thì có quyền yêu cầu các cơ quan, đặc biệt là chỗ hậu cần, chỗ giải phóng mặt bằng quận có cái can thiệp. Tôi nghĩ rằng Hòa Hải lần đầu tiên cũng lo công tác đền bù giải tỏa. Đền bù đây, tôi ở vị trí ấy! Từ năm 1997 tôi làm Phó Chủ tịch, năm 2000 tôi là Chủ tịch UBND. Đến thời điểm năm 2009, tôi bàn giao cho anh em công việc. Mọi cái việc sau giải tỏa là cái việc là đàng hoàng hơn, chứ còn rơi rớt một vài trường hợp, tôi cho là cái đó là không đúng. Nhưng mà nếu, nhưng mà mọi người rơi rớt cái quyền lợi, mà mà quyền lợi của dân mà nó không được thỏa mãn, mà mà quyền lợi chính đáng phải yêu cầu các cơ quan phải giải quyết. Cái quyền lợi chính đáng thì phải giải quyết! Nhưng mà khi mà quyền lợi mà nó vượt quá cái mức cho phép thì cái này trách nhiệm của địa phương thì chúng tôi cũng phải giải thích thôi.

HẠ: Báo cáo với ông 1 tý, đây là cái chuyện ngoài lề thôi. Cái chuyện chả mấy khi lên gặp Bí thư, tôi nói cái việc nhà tôi ấy mà! Tôi thì không có đất, vợ tôi cũng không có đất. Bây giờ chúng tôi cứ đi minh oan từ năm 2010 tời giờ. Cái người ông Toàn - ông ấy bảo tôi cái đất này khác có được lô nọ, lô kia. Cái phản ánh nó bị sai nhiều! Chúng tôi là người đang bị oan oan chứ không phải là này nọ, nên tôi tôi phải đi minh oan, báo cáo với Bí thư phường thế. Chúng tôi là người địa phương đây, chúng tôi không giám làm sai. Kể cả công dân ở chế độ nào đi chăng nữa không bao giờ làm sai mà phản kháng nhà nước! Ông Xuân là ông biết rồi. Ông già vợ tôi là người địa phương thì ông biết. Tôi, bản thân tôi cũng tuy về sống đây là rất lâu, vì hoàn cảnh cuộc sống như thế nào thì ông biết rồi. Thôi thì cái việc hôm nay tôi nói sơ vậy, ngay cái đứa cháu con tôi ấy mà, bây giờ nó cũng rất khổ tâm là cái việc ấy là…

ÔNG XUÂN: Con hay cha mẹ?

HẠ: Con tôi bây giờ là nó, là tôi nói thật với chỗ Bí thư ấy là là ở đơn vị trước kia nó huấn luyện là có bảo chuyển hồ sơ về địa phương xác nhận nhưng mà con tôi vẫn bị treo không xác nhận để kết nạp, cho nên chúng tôi…”.

Như vậy, theo thông tin mà ông Ngô Thanh Xuân Bí thư Đảng ủy phường Hòa Hải nói với tôi thì chỉ riêng phường Hòa Hải đã có 4.600 hộ dân bị Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn thu hồi đất. Đến ngày 15/10/2012 mới có 2.400 đến 2.500 hộ đã bàn giao mặt bằng còn lại hơn 2.000 hộ chưa thực hiện.

Ngày 05/9/2013, chúng tôi nhận được Thông báo chuyển đơn của Cơ quan cảnh sát Điều tra Công an thành phố Đà Nẵng (số 471/TB - VPCSĐT ngày 28/8/2013).
Nội dung văn bản này thông báo với chúng tôi là: Cơ quan cảnh sát Điều tra Công an thành phố Đà Nẵng đã chuyển đơn yêu cầu thực hiện công khai, dân chủ trong thu hồi đất của chúng tôi (lập ngày 22/8/2013 hiện đang đăng tải trên http://phamvanhadanang.blogspot.com) cho Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn giải quyết.
Sáng nay 06/9/2013, tôi (Hạ) đã đến nơi niêm yết thông báo tại trụ sở Tổ dân phố số 57, phường Hòa Hải và nơi niêm yết thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường Hòa Hải để kiểm tra thì tại các nơi này không thấy niêm yết các: (i) Thông báo thu hồi đất (ii) Phương án bồi thường, hỗ trợ  tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp vv…(iii) Thông báo kết quả thực hiện Phương án bồi thường, hỗ trợ  tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp vv…của các hộ dân bị thu hồi đất ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Tôi đã chụp ảnh các nơi này để gửi kèm theo đơn này làm bằng cứ.
Từ ngày 15/10/2012 đến nay tôi không thấy Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn tiếp tục thu hồi được đất của các hộ dân. Nhiều người bị thu hồi đất rất bức xúc.
Nội dung bổ sung đề nghị thực hiện dân chủ trong thu hồi đất:
Chúng tôi tiếp tục đề nghị Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất của Uỷ ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, Ủy ban nhân dân phường Hòa Hải quận Ngũ Hành Sơn đã thực hiện công khai, dân chủ trong thu hồi đất của chúng tôi và các công dân khác như sau:
Thứ nhất, niêm yết công khai (i) Thông báo thu hồi đất (ii) Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp vv…(iii) Thông báo kết quả thực hiện Phương án bồi thường, hỗ trợ  tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp vv…của 2.500 hộ dân đã bị thu hồi đất.
Thứ hai, niêm yết công khai (i) Thông báo thu hồi đất (ii) Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp vv…của gia đình tôi và 2.100 hộ dân của toàn phường Hòa hải đã có quyết định thu hồi đất nhưng chưa thi hành hoặc đang thi hành.
Thứ ba, thông báo công khai về quỹ đất đã phân lô hoặc quỹ nhà chung cư giành cho việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho gia đình tôi và 2.100 hộ dân của toàn phường Hòa hải đã có quyết định thu hồi đất nhưng chưa thi hành hoặc đang thi hành để sau khi thực hiện quyết định thu hồi đất chúng tôi không phải chịu cảnh màn trời chiếu đất như nhà vợ chồng các công dân Lê Văn Dũng và Huỳnh Thị Thanh đăng ký hộ khẩu thường trú và có nhà ở 642 Lê Văn Hiến, Tổ 32 (Tổ 13 cũ), phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

6. Tài liệu kèm theo

1)    Thông tư 14 về thu hồi đất.
2)    Quyết định Số: 2580/QĐ-UBND ngày 26 tháng 08 năm 2010 về mẫu biểu phục vụ công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:
-    Như kính gửi;
-    Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Vụ Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo, nhờ giám sát và giúp đỡ);
-    Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo, nhờ giám sát và giúp đỡ);
-    Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo, nhờ giám sát và giúp đỡ);
-    Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp  Trung ương Đảng (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Đồng chí Lê Hồng Liêm, Phó Chủ nhiệm
-    Vụ Địa phương V Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để báo cáo, nhờ giám sát và giúp đỡ);
-    Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Hương Sen, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương (để báo cáo, nhờ giám sát và giúp đỡ);
-    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (để báo cáo và nhờ giúp đỡ về việc mới bị thu hồi đất);
-    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (để thay đơn bổ sung đơn khiếu nại lần 4)
-    Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Đồng chí Trần Thọ Bí thư thành ủy Thành phố Đà nẵng(để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Đồng chí Chủ tịch Thành phố Đà nẵng (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Ủy ban Kiểm tra Đảng thành ủy Thành phố Đà nẵng(để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng (để.báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Cơ quan cảnh sát Điều tra Công an thành phố Đà Nẵng (để.báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Đồng chí Nguyễn Nho Trung, Bí thư Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
Hòa Hải, ngày 12 tháng 09 năm 2013
Người yêu cầu
             Đã Ký                         Đã Ký



      Phạm Văn Hạ               Trần Thị Lợi

















-    Đồng chí Lê Viết Lực, Phó Bí thư Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Một số quận ủy viên (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Các Ủy viên khác của Uỷ ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
- Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân quận Ngũ Hành Sơn (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
- Đội kiểm tra quy tắc đô thị quận Ngũ Hành Sơn (để biết);
- UBND phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn(để biết);
- Trưởng, phó Trưởng Công an quận Ngũ Hành Sơn(để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Tổ trưởng Tổ dân phố số 57, phường Hòa Hải (để biết);
-    Đảng ủy, Công an, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Phụ nữ vv phường Hòa Hải (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Đăng tải trên http://phamvanhadanang.blogspot.com (để nhờ công đồng giúp bảo vệ công lý).
- Lưu 10 bản.

 

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 14/2009/TT-BTNMT
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2009

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất như sau:
Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất tại các Nghị định sau:
1. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP);
2. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 17/2006/NĐ-CP);
3. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP);
4. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là Nghị định số 69/2009/NĐ-CP).
1. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài chính và các cơ quan khác có liên quan; cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn.
2. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất).
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư; tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
Điều kiện để người đang sử dụng đất được bồi thường về đất thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các Điều 44, 45 và 46 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP. Một số điểm tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất và giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 bao gồm:
a) Giấy tờ thừa kế theo quy định của pháp luật;
b) Giấy tờ tặng, cho nhà đất có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) tại thời điểm tặng, cho;
c) Giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức giao nhà.
2. Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 8, trường hợp này phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Nhà thanh lý, hóa giá, nhà bán phải thuộc sở hữu nhà nước. Nhà thuộc sở hữu nhà nước gồm: nhà ở tiếp quản từ chế độ cũ, nhà vô chủ, nhà vắng chủ đã được xác lập sở hữu nhà nước; nhà ở tạo lập do ngân sách nhà nước đầu tư; nhà ở được tạo lập bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; nhà ở được tạo lập bằng tiền theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm; các nhà ở khác thuộc sở hữu nhà nước.
b) Nhà được cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức đoàn thể của Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở, bán nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu nhà nước trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 hoặc giấy tờ bán nhà ở do tổ chức chuyên quản nhà ở bán theo quy định tại Nghị định số 61-CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.
3. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người đang sử dụng đất quy định tại điểm e khoản 3 Điều 8 bao gồm:
a) Bằng khoán điền thổ;
b) Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ;
c) Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ;
d) Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận;
đ) Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp;
e) Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành;
g) Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất ở (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) công nhận.
Việc khấu trừ nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện vào tiền bồi thường, hỗ trợ tại khoản 3 Điều 14 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Người được bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với diện tích đất bị thu hồi thì phải khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ (không khấu trừ vào tiền bồi thường tài sản; tiền hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm).
2. Nghĩa vụ tài chính về đất đai khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
1. Giá đất để tính bồi thường quy định tại Điều 11 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP là giá đất theo mục đích đang sử dụng của loại đất bị thu hồi, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.
Trường hợp giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho cơ quan chức năng xác định lại giá đất cụ thể để quyết định giá đất tính bồi thường cho phù hợp và không bị giới hạn bởi quy định về khung giá các loại đất.
2. Chi phí đầu tư vào đất còn lại quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP là các chi phí thực tế hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng theo mục đích được phép sử dụng mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được. Các khoản chi phí đầu tư vào đất phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thực tế chứng minh. Chi phí đầu tư vào đất còn lại được xác định bằng (=) tổng chi phí thực tế hợp lý tính thành tiền đã đầu tư vào đất trừ (-) đi số tiền đầu tư phân bổ cho thời gian đã sử dụng đất. Các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm:
a) Tiền sử dụng đất của thời hạn chưa sử dụng đất trong trường hợp giao đất có thời hạn, tiền thuê đất đã nộp trước cho thời hạn chưa sử dụng đất (có chứng từ hóa đơn nộp tiền);
b) Các khoản chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất được giao, được thuê và phù hợp với mục đích sử dụng đất. Trường hợp thu hồi đất mà đã được bồi thường về đất thì không được bồi thường chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất;
c) Các khoản chi phí khác có liên quan.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc xác định khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại đối với các trường hợp không có hồ sơ, chứng từ về chi phí đã đầu tư vào đất cho phù hợp với thực tế tại địa phương.
Bồi thường đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, một số nội dung được quy định cụ thể như sau:
1. Đất nông nghiệp được bồi thường gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
2. Đối với đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hợp đồng khoán thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường về cây trồng trên đất. Mức bồi thường tương đương với mức phân chia sản phẩm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
1. Người bị thu hồi đất ở được bồi thường bằng việc giao đất ở mới hoặc bằng nhà ở tái định cư hoặc bằng tiền theo giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
Việc bồi thường bằng đất ở, nhà ở tái định cư được thực hiện khi người bị thu hồi đất ở thuộc các trường hợp quy định tại Điều 18 của Thông tư này.
2. Bồi thường đất ở đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 15 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP khi Nhà nước thu hồi đất mà giấy tờ về đất không xác định được diện tích đất thuộc quyền sử dụng riêng của từng tổ chức, từng hộ gia đình, cá nhân thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc tiếp nhận và phân chia tiền bồi thường về đất.
Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước không thu hồi đất quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất:
a) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, từ đất ở sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng (=) chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp nhân (x) với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng;
b) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng (=) chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) với giá đất nông nghiệp nhân (x) với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng.
2. Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình) nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế. Mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương.
3. Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Các tổ chức là cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước, công ty có 100% vốn nhà nước được Nhà nước cho thuê đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này nếu chi phí đầu tư đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Trường hợp phải di chuyển đến địa điểm mới thì được hỗ trợ bằng tiền để thực hiện dự án đầu tư tại địa điểm mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức hỗ trợ tối đa tương đương với mức bồi thường cho diện tích đất tại địa điểm bị thu hồi.
Tổ chức bị thu hồi đất được sử dụng số tiền này để chi trả tiền bồi thường và đầu tư tại địa điểm mới theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu số tiền này không sử dụng hết cho dự án đầu tư tại địa điểm mới thì phải nộp số tiền còn lại vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công trình quy định tại Điều 20 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Nhà, công trình khác được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất thì được bồi thường theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
2. Nhà, công trình khác không được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất và xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được bồi thường theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; nếu xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau, xây dựng không đúng với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì không được bồi thường. Trong trường hợp đặc biệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ từng trường hợp cụ thể cho phù hợp với thực tế tại địa phương.
Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:
1. Khoản 1 Điều 21 quy định về phần diện tích nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp được coi là hợp pháp khi được cơ quan ra quyết định phân nhà hoặc cơ quan quản lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại địa phương cho phép.
2. Khoản 2 Điều 21 quy định về người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà tại nơi tái định cư; trường hợp không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới, mức hỗ trợ bằng 60% trị giá đất và 60% trị giá nhà đang thuê; trường hợp có nhà tái định cư để bố trí mà người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không có nhu cầu thuê thì không được hỗ trợ bằng tiền.
Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:
1. Mức bồi thường đối với cây hàng năm bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một (01) vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của một (01) vụ thu hoạch được tính theo năng suất cao nhất trong ba (03) năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.
2. Cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 74-CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây, giá trị này không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau:
a) Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương;
b) Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);
c) Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (ví dụ như cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có);
d) Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.
Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ quy định tại khoản này được tính thành tiền theo mức chi phí trung bình tại địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối với từng loại cây.
3. Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
Việc sử dụng tiền bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 25 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
Tổ chức bị thu hồi đất có tài sản được Nhà nước giao quản lý, sử dụng bị thiệt hại và phải di dời đến địa điểm mới thì được sử dụng tiền bồi thường tài sản để đầu tư tại địa điểm mới theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số tiền bồi thường tài sản này do người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chi trả; nếu không sử dụng hết thì số tiền còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để xác định hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất quy định tại Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và được xác định như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 2-CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
b) Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định tại điểm a khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó;
c) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại điểm a khoản này nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.
2. Diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP gồm diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất được giao để trồng rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác và được xác định như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai) thì xác định diện tích đất ghi trên giấy tờ đó;
b) Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng được thể hiện trong phương án giao đất nông nghiệp khi thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì diện tích đất nông nghiệp được xác định theo phương án đó;
c) Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ, phương án giao đất quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì xác định theo hiện trạng thực tế đang sử dụng.
3. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ tối đa bằng 30% một (01) năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba (03) năm liền kề trước đó. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được kiểm toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.
1. Khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của làng, bản, thôn, ấp, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể việc xác định ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này mà bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.
2. Việc áp dụng hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng một (01) suất đất ở hoặc một (01) căn hộ chung cư hoặc một (01) suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp chỉ thực hiện một lần khi có đủ các điều kiện sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ có nhu cầu nhận suất đất ở hoặc căn hộ chung cư hoặc suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
b) Địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ nhà ở;
c) Số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP phải bằng hoặc lớn hơn giá trị một (01) suất đất ở hoặc giá một (01) căn hộ chung cư hoặc giá trị một (01) suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
3. Việc lấy ý kiến của người bị thu hồi đất nông nghiệp về phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện đồng thời khi lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hình thức lấy ý kiến thực hiện như việc lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 2 Điều 30 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 30 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
Hộ gia đình, cá nhân đang hợp đồng thuê nhà không thuộc sở hữu nhà nước, khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở thì được bố trí tái định cư trong các trường hợp sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).
2. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
4. Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư.

Điều 19. Bố trí tái định cư
Việc bố trí tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:
1. Công khai phương án bố trí tái định cư; đối với dự án đã có khu tái định cư thì hộ gia đình, cá nhân được tái định cư được xem nơi dự kiến tái định cư trước khi chuyển đến.

2. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Giá bán nhà tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở suất đầu tư nhà ở và thực tế tại địa phương. Giá cho thuê nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù với thực tế tại địa phương.
Hộ gia đình, cá nhân được giao đất, mua nhà, thuê nhà tại nơi tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà, tiền thuê nhà theo quy định của pháp luật và được trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ; nếu có chênh lệch thì thực hiện thanh toán bằng tiền phần chênh lệch đó theo quy định, trừ trường hợp được hỗ trợ tái định cư quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
1. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một nội dung của dự án đầu tư do nhà đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án đầu tư; trường hợp dự án đầu tư không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất có trách nhiệm xem xét, chấp thuận về phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giúp nhà đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Nội dung phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
a) Diện tích các loại đất dự kiến thu hồi;
b) Tổng số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất;
c) Dự kiến số tiền bồi thường, hỗ trợ;
d) Việc bố trí tái định cư (dự kiến về nhu cầu, địa điểm, hình thức tái định cư);
đ) Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng.
Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng và tổ chức thực hiện độc lập được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:
1. Thời điểm tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng là thời điểm xét duyệt hoặc chấp thuận dự án đầu tư.
2. Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau khi phê duyệt được thực hiện độc lập nhưng phải đảm bảo yêu cầu về tiến độ của dự án đầu tư.
Việc thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, một số nội dung được quy định cụ thể như sau:
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
a) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã hoàn chỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP;
b) Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi.
2. Hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 1 Điều này gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thu hồi đất có liên quan từ hai (02) quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên; gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thu hồi đất trong phạm vi một (01) đơn vị hành chính cấp huyện.
3. Nội dung thẩm định gồm:
a) Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;
c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
đ) Việc bố trí tái định cư;
e) Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;
g) Việc di dời mồ mả.
4. Kinh phí lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án được sử dụng từ khoản kinh phí chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
5. Căn cứ vào thực tế tại địa phương và tính chất, quy mô của dự án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, đảm bảo việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được nhanh chóng và hiệu quả.
Việc thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại khoản 3 Điều 25 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được thực hiện như sau:
1. Các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm có:
a) Đo đạc, lập bản đồ hiện trạng; trích lục bản đồ, trích sao hồ sơ địa chính (trường hợp chưa có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính đã bị biến động không còn phù hợp với hiện trạng thì trích đo, lập hồ sơ thửa đất);
b) Lập phương án về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
c) Lập và thực hiện dự án xây dựng khu tái định cư;
d) Dịch vụ khác về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Trường hợp thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thì việc thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định sau:
a) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thuê doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng;
b) Doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
1. Dự toán chi phí cho công tác thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập bao gồm các nội dung sau:
a) Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định thu hồi đất và quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức vận động các đối tượng thực hiện quyết định thu hồi đất và khảo sát, điều tra về tình hình kinh tế, xã hội, về thực trạng đất đai, tài sản thuộc phạm vi dự án;
b) Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản thực tế bị thiệt hại bao gồm: phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; đo đạc diện tích đất, kiểm kê số lượng và giá trị nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác;
 c) Chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: lập phương án bồi thường từ khâu ban đầu tính toán các chỉ tiêu bồi thường, phê duyệt phương án bồi thường, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
d) Chi cho việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
đ) Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện quy định về bồi thường, giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi thường và tổ chức thực hiện chi trả bồi thường;
e) Thuê văn phòng và trang thiết bị làm việc của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và cơ quan thẩm định (nếu có);
g) Chi in ấn và văn phòng phẩm;
h) Chi phí trả lương, bảo hiểm xã hội cho việc thuê nhân công thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
i) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường thực hiện phê duyệt dự toán và quyết định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
3. Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định. Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được tính vào vốn đầu tư của dự án.
4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có thể ứng trước kinh phí tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; một số nội dung được quy định cụ thể tại các Điều 26, 27, 28 và 29 của Thông tư này.
1. Căn cứ vào kết quả xử lý hồ sơ về đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo ủy quyền) ra thông báo thu hồi đất; trong thông báo thu hồi đất phải thể hiện các nội dung sau:
a) Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 29 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP;
b) Giao nhiệm vụ cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
c) Cho phép nhà đầu tư được tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư.
2. Thông báo thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện là căn cứ pháp lý để Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Việc thẩm định, xác nhận về nhu cầu sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Nội dung thẩm định nhu cầu sử dụng đất đối với các dự án đầu tư:
a) Đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất được duyệt thì đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
b) Đánh giá về yêu cầu sử dụng đất của dự án theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất. Đối với loại dự án chưa có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất thì cơ quan thẩm định căn cứ vào quy mô, tính chất dự án và khả năng đáp ứng về quỹ đất của địa phương để đánh giá.
2. Nội dung xác nhận nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và yêu cầu về diện tích sử dụng đất, mục đích sử dụng đất và khả năng đáp ứng về quỹ đất của địa phương.
1. Tổ chức xin giao đất, thuê đất để thực hiện dự án đầu tư phải lập hồ sơ và gửi hai (02) bộ cho Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản (đơn) đề nghị giao đất hoặc thuê đất;
b) Dự án đầu tư đã được xét duyệt hoặc chấp thuận;
Trường hợp thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, gốm sứ thì phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xin giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì không phải nộp dự án đầu tư nhưng phải nộp trích sao quyết định đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
c) Trích lục hoặc trích đo địa chính khu đất;
d) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được thẩm định; trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tiến hành cùng với việc thẩm định hồ sơ giao đất, thuê đất.
Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ giao đất, thuê đất để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Đối với trường hợp giao đất, thuê đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người xin giao đất, thuê đất lập hồ sơ và gửi hai (02) bộ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin giao đất, thuê đất;
b) Văn bản xác nhận nhu cầu sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trích lục hoặc trích đo địa chính khu đất;
d) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ giao đất, thuê đất cùng với việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
1. Khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, người có đất bị thu hồi có trách nhiệm nộp (bản gốc) các giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường làm thủ tục thu hồi, chỉnh lý hoặc cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất không bị thu hồi.
2. Trong thời hạn không quá hai mươi (20) ngày, kể từ ngày được thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Việc bàn giao đất giữa Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và người có đất bị thu hồi phải lập thành biên bản và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi. Trường hợp người được nhận bồi thường ủy quyền cho người khác nhận tiền bồi thường thì phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 11 năm 2009.
2. Thông tư này thay thế các thông tư sau:
a) Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
b) Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Bãi bỏ Phần VII và Phần IX của Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quy định cụ thể về cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa các cơ quan tài nguyên và môi trường, kế hoạch đầu tư, xây dựng, tài chính, các cơ quan khác có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trình tự thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa";
b) Quy định cụ thể thời gian thực hiện các bước công việc trong việc thực hiện thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho phù hợp với thời hạn thông báo thu hồi đất quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật Đất đai;
c) Thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất; trường hợp địa phương đã có các tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng mà không phải là Tổ chức phát triển quỹ đất thì chuyển đổi thành Tổ chức phát triển quỹ đất.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có vướng mắc, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn giải quyết./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTg CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng phát triển Việt Nam;
- Cơ quan TƯ của các đoàn thể;
- UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Công báo; Website Chính phủ, Website Bộ TN&MT;
- L­ưu VT, TCQLĐĐ, CSPC(5b).
BỘ TRƯỞNG




Phạm Khôi Nguyên

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 2580/QĐ-UBND
Hạ Long, ngày 26 tháng 08 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MẪU BIỂU ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ÁP DỤNG THỐNG NHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ quy định “V/v thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” ban hành kèm theo Quyết định số 499/2010/QĐ-UB ngày 11/2/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 268/TTr-TNMT ngày 17/8/2010,
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này một số mẫu biểu phục vụ công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh gồm:
Biểu A: Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Biểu 01a: Bảng tổng hợp giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Biểu 02a: Bảng tổng hợp khối lượng và tính giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Biểu B: Hồ sơ tài sản và nguồn gốc đất;
- Biểu 01b: Bản tự kê khai nhà, đất và tài sản phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Biểu 02b: Biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới và diện tích thửa đất;
- Biểu 03b: Biên bản kiểm đếm về đất và tài sản trên đất;
- Biểu 04b: Bản chứng nhận nhà, đất, tài sản trên đất;
(có các mẫu biểu: A, 01a, 02a; B, 01b - 04b kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký; Quyết định này thay thế Quyết định số 1910/2006/QĐ-UBND ngày 06/7/2006 của UBND tỉnh “V/v quy định mẫu biểu để phục vụ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan và các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ Quyết định thi hành./.


TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thông


UBND.............................
BAN BỒI THƯỜNG GPMB (TRUNG TÂM PTQĐ)
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hạ Long, ngày .....tháng.....năm 201.....


(Được duyệt theo Quyết định số.........ngày .... tháng .... năm ...... của UBND ...)


DỰ ÁN:..........................................................
CHỦ DỰ ÁN:..................................................



HỌ VÀ TÊN CHỦ HỘ:...............................................................................................................................................
Địa chỉ thường trú:.......................................................................................................................................................
Số điện thoại:................................................................................................................................................................
Số hộ khẩu:.................................................................................................... Số nhân khẩu:.......................................
Địa chỉ thửa đất bồi thường:.......................................................................... ; Thửa số:..............................................
thuộc tờ bản đồ số........................................................................................................................................................




CƠ SỞ PHÁP LÝ
LẬP PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN............................................................




+ Luật đất đai ngày 26/11/2003;
+ Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ;
+ Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ;
+ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ;
+ Quyết định số 499/2010/QĐ-UB ngày 11/02/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư  khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”;
..................
..................





+ Thông báo thu hồi đất số......của UBND.......................
+ Khối lượng kiểm đếm thực tế giữa tổ kiểm đếm và hộ gia đình ông (bà)..............ngày........tháng.........năm 201...
+ Biên bản họp thẩm định của Hội đồng bồi thường.........................ngày........tháng.........năm 201....


UBND.............................
BAN BỒI THƯỜNG GPMB
(TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT)
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
........., ngày .....tháng.....năm 201.....

Dự án:.........................................................................................
Họ và tên chủ hộ:
Địa chỉ bồi thường:
Địa chỉ thường trú:
I. Giá trị bồi thường, hỗ trợ:
Đơn vị: đồng
Bồi thường, hỗ trợ
Đất
Kiến trúc
Hoa màu, vật nuôi
Chính sách hỗ trợ
Cộng
Bồi thường





Hỗ trợ











Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ (1):
II. Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (phải nộp ngân sách)
Đơn vị: đồng
STT
Các khoản phải thu
Diễn giải tính toán
Số tiền phải nộp ngân sách
Ghi chú
1
Tiền sử dụng đất



2
Lệ phí trước bạ



3
Thuế chuyển quyền hoặc thuế Thu nhập cá nhân



4
Xử phạt vi phạm hành chính



5





Tổng giá trị nộp ngân sách (2):



III. Bố trí tái định cư:
1. Được bố trí..........ô đất tái định cư tại:.................................................................
2. Tiền đất tái định cư phải nộp (3):
IV. Tổng hợp giá trị bồi thường, hỗ trợ, nộp NS:
- Giá trị bồi thường, hỗ trợ (1):


- Các khoản phải nộp, khấu trừ vào giá trị bồi thường = (2) + (3):


- Trả cho người được bồi thường = (1) - (2) - (3):

Bằng chữ:..............................................................

CHỦ HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
BAN BỒI THƯỜNG GPMB (TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT)
(Ký tên, đóng dấu)

UBND.............................
BAN BỒI THƯỜNG GPMB
(TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT)
-------
Dự án:................................................................

Họ và tên chủ hộ:...........................................................................................................................................
Địa chỉ bồi thường:........................................................................................................................................
Địa chỉ thường trú:........................................................................................................................................
Số TT
Mã số
Tên công việc
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
Hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ % BH, HT
Thành tiền
Trong đó
Ghi chú
Trả hộ dân
Nghĩa vụ tài chính
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

I. Phần đất









* Thửa đất thu hồi của dự án trước (ghi rõ họ tên của dự án trước):............................











- Địa chỉ thửa đất:











- Diện tích của thửa đất:











- Thời điểm thu hồi:











- Diện tích bị thu hồi:









* Tổng diện tích đất đang sử dụng:............
m2










Trong đó:











- Đất ở
m2










- Đất phi nông nghiệp
m2










- Đất vườn, ao
m2










- Đất nông nghiệp
m2










* Diện tích đất bị thu hồi vĩnh viễn
m2










- Đất ở
m2










- Đất vườn ao
m2










- Đất nông nghiệp
m2










* Diện tích đất bị thu hồi tạm thời











- Đất ở
m2










- Đất phi nông nghiệp
m2










- Đất vườn ao
m2










- Đất nông nghiệp
m2










* Diện tích đất còn lại sau thu hồi











- Đất ở
m2










- Đất phi nông nghiệp
m2










- Đất vườn ao
m2










- Đất nông nghiệp
m2









A
Bồi thường









1











2












B
Hỗ trợ
m2








1











2












II. Vật kiến trúc










A
Bồi thường









1











2












B
Hỗ trợ









1











2












III. Cây, hoa màu, vật nuôi










A
Bồi thường









1

- Cây hàng năm









2

- Cây lâu năm









3

- Vật nuôi









...












B
Hỗ trợ









1

- Cây hàng năm









2

- Cây lâu năm









3

- Vật nuôi









...












IV. Chính sách hỗ trợ









1

Hỗ trợ di chuyển









2

Hỗ trợ ổn định đời sống









3

Trợ cấp tiền thuê nhà ở tạm









4

Hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm









5

Hỗ trợ khác










V. Tái định cư























Tổng cộng I +II+III+IV










Người lập phương án
(ký, ghi rõ họ tên)
Người kiểm tra
(ký, ghi rõ họ tên)
Ban Bồi thường GPMB (Trung tâm PTQĐ)
(ký tên, đóng dấu)


UBND.............................
BAN BỒI THƯỜNG GPMB (TRUNG TÂM PTQĐ)
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hạ Long, ngày .....tháng.....năm 201.....


(Để thực hiện dự án .........................)


Họ và tên chủ hộ:...................................................................................................................
Địa chỉ thường trú:.................................................................................................................
Địa chỉ thửa đất GPMB: .........................................................................................................



Hồ sơ gồm:
- Bản tự kê khai nhà, đất và tài sản
- Biên bản xác nhận ranh giới và diện tích thửa đất
- Bản chứng nhận nhà đất
- Biển bản kiểm đếm về đất và tài sản có trên đất
- ....



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Nhà, đất và tài sản phục vụ công tác Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Dự án:....................................................................................................................................
Kính gửi:
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư..............;
- UBND phường (xã)...........;

Gia đình chúng tôi gồm: Ông (bà):......................................... ; nghề nghiệp........................
                                      - ......................................................... ; nghề nghiệp......................
Cư trú tại: Tổ .......................... khu.............................phường.............................................
Sổ hộ khẩu:............................số nhân khẩu.............người.
Ngày đăng ký hộ khẩu:.........................................................................................................
Gia đình gồm:...........thế hệ, tổng số.........cặp vợ chồng cùng chung sống trên thửa đất.
- Số nhân khẩu hiện đang sinh sống trên thửa đất bị thu hồi:..
- Số lao động đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp:.................
Gia đình chúng tôi tự kê khai diện tích nhà, đất và cây cối hoa màu trong ranh giới thu hồi đất để GPMB xây dựng công trình.................................................................................
................................................................................................. gồm các hạng mục sau:
I. Đất:
A. Số thửa đất gia đình đang quản lý, sử dụng bị thu hồi gồm......thửa. Trong đó:
1. Thửa số............................ tờ bản đồ địa chính số............... lập ngày......../....../.......
- Diện tích thửa đất........................................ m2
- Nguồn gốc thửa đất (cho, tặng, khai hoang, thừa kế....và nêu rõ diễn biến quá trình sử dụng đất nếu có tăng giảm về diện tích và thây đổi mục đích so với nguồn gốc ban đầu, nêu rõ nguồn gốc tăng giảm; thời điểm tăng, giảm; thời điểm thay đổi mục đích).....................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Thời điểm sử dụng đất theo mục đích hiện trạng ngày.....tháng.....năm.......
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế)............. m2
..............................................................................................................................................
- Các giấy tờ về quyền sử dụng đất và giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính:         .......................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
2.  Thửa số........................... tờ bản đồ địa chính số............... lập ngày......../....../.......
- Diện tích thửa đất........................................ m2
- Nguồn gốc thửa đất (cho, tặng, khai hoang, thừa kế....và nêu rõ diễn biến quá trình sử dụng đất nếu có tăng giảm về diện tích và thay đổi mục đích so với nguồn gốc ban đầu, nêu rõ nguồn gốc tăng giảm; thời điểm tăng, giảm; thời điểm thay đổi mục đích).......................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Thời điểm sử dụng đất theo mục đích hiện trạng ngày.....tháng.....năm.......
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế)............. m2
............................................................................................................................................
- Các giấy tờ về quyền sử dụng đất và giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính:         .......................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
b. Diện tích đất nông nghiệp thực tế đang quản lý, sử dụng (trừ những thửa đã kê khai tại mục A trên. Nội dung này áp dụng kê khai cho những hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi)
-  Thửa số............................. tờ bản đồ địa chính số............... lập ngày......../....../.......
- Diện tích thửa đất........................................ m2
- Nguồn gốc thửa đất (cấp, cho, tặng, thừa kế, khai hoang....)...........................................
............................................................................................................................................
II. Công trình xây dựng:
1. Thửa đất số:.................... tờ bản đồ địa chính số............... gồm:............................ nhà.
- Nhà 1: Diện tích xây dựng m2.
Thời điểm xây dựng: ngày.......tháng.........năm....................................................................
Thời gian đã qua sử dụng:....................................................................................................
Khi xây dựng có bị cơ quan thẩm quyền lập biên bản:........... (có, không)
Quy mô công trình (mô tả kết cấu xây dựng công trình):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Loại nhà:................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Nguồn gốc tạo lập (Nhận chuyển nhượng; cho, tặng, thừa kế hay tự tạo lập………):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Các giấy tờ liên quan đến việc xây dựng nhà, sử dụng nhà và cho thuê nhà:......................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Nhà 2: Diện tích xây dựng:………………….m2
Thời điểm xây dựng: ngày……..tháng…….năm………
Thời gian đã qua sử dụng:.....................................................................................................
Khi xây dựng có bị cơ quan thẩm quyền lập biên bản:…………… (có, không)
Quy mô công trình (mô tả kết cấu xây dựng công trình):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Loại nhà:................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Nguồn gốc tạo lập (Nhận chuyển nhượng; cho, tặng, thừa kế hay tự tạo lập………):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Các giấy tờ liên quan đến việc xây dựng nhà, sử dụng nhà và cho thuê nhà:......................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
2. Thửa đất số:…………………….tờ bản đồ địa chính số……….gồm……………nhà.
- Nhà 1: Diện tích xây dựng:………………….m2
Thời điểm xây dựng: ngày……..tháng…….năm………
Thời gian đã qua sử dụng:.....................................................................................................
Khi xây dựng có bị cơ quan thẩm quyền lập biên bản:…………… (có, không)
Quy mô công trình (mô tả kết cấu xây dựng công trình):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Loại nhà:................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Nguồn gốc tạo lập (Nhận chuyển nhượng; cho, tặng, thừa kế hay tự tạo lập………):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Các giấy tờ liên quan đến việc xây dựng nhà, sử dụng nhà và cho thuê nhà:......................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Nhà 2: Diện tích xây dựng:………………….m2
Thời điểm xây dựng: ngày……..tháng…….năm………
Thời gian đã qua sử dụng:.....................................................................................................
Khi xây dựng có bị cơ quan thẩm quyền lập biên bản:…………… (có, không)
Quy mô công trình (mô tả kết cấu xây dựng công trình):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Loại nhà:................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Nguồn gốc tạo lập (Nhận chuyển nhượng; cho, tặng, thừa kế hay tự tạo lập………):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Các giấy tờ liên quan đến việc xây dựng nhà, sử dụng nhà và cho thuê nhà:......................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3. Mô tả các công trình phục vụ cho nhà ở (bể nước, giếng nước, sân, ngõ…).
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
III. Số lượng hoa màu, cây ăn quả (Kê khai rõ số lượng đối với từng loại cây, tuổi cây, chiều cao, đường kính, tán cây tương ứng với chủng loại cây theo tiêu chí áp giá bồi thường):
- Cây hàng năm:....................................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Cây lâu năm:.......................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
IV. Vật nuôi thủy sản:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
V. Đăng ký tái định cư: (Thể hiện rõ nguyện vọng của gia đình đăng ký vào khu tái định cư tập trung hoặc tự lo chỗ ở mới).
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
VI. Kê khai về đối tượng chính sách và hộ nghèo:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………., ngày…..tháng….năm 201…….
Dự án: ……………………………...........
- Căn cứ thông báo thu hồi đất số…………của UBND……………. “V/v……….”
Hôm nay, ngày … tháng … năm 201……tại……………………tiến hành đo đạc theo ranh giới hiện trạng sử dụng đất và xác nhận diện tích thửa đất số………….thuộc tờ bản đồ GPMB số…….của:
Đơn vị, ông (bà)....................................................................................................................
Địa chỉ thường trú:................................................................................................................
A/ Thành phần:
1- Ban Bồi thường GPMB (Trung tâm PTQĐ):
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
2- Đơn vị, chủ hộ có đất bị thu hồi:
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
3- Đại diện tổ dân, khu phố:
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
4- Chủ dự án:
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
5- Địa chính Phường (xã, thị trấn):
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
6- Đơn vị đo vẽ:
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
7- Cán bộ đo vẽ:
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
Thống nhất các nội dung:
- Diện tích đất đang sử dụng giới hạn bởi:........................ với diện tích.......................... m2
- Diện tích đất bị thu hồi giới hạn bởi:............................... với diện tích.......................... m2
- Diện tích còn lại được giới hạn bởi:................................ với diện tích.......................... m2
Trong đó:
+ Diện tích đất xây dựng (nhà, ngõ, sân, công trình phụ trợ)........................................... m2
+ Diện tích thuộc hành lang bảo vệ các công trình công cộng, quốc gia, quốc phòng..... m2
+ Diện tích theo bản đồ địa chính đo năm………………..m2
+ Diện tích chênh lệch giữa hiện trạng đo GPMB Dự án………………..so với bản đồ địa chính năm…………………..m2
B- Các chủ sử dụng đất tiếp giáp thống nhất (ký, ghi rõ họ tên):
1………………………………………
4………………………………………
2………………………………………
5………………………………………
3………………………………………
6………………………………………
Ranh giới thửa đất trên xác định………..tranh chấp (ghi rõ có hay không tranh chấp)

SƠ ĐỒ THỬA ĐẤT GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG






Thửa số… tờ bản đồ GPMB…
Diện tích thuộc từng thửa bản đồ địa chính
Thửa… /tờ….
Thửa… /tờ….
Thửa… /tờ….
Thửa… /tờ….
Tổng diện tích:





Diện tích đất thu hồi





Diện tích đất còn lại





Diện tích đất xây dựng các công trình còn lại ngoài mốc GPMB





Chênh lệch diện tích GPMB với bản đồ địa chính
……….m2 (nêu rõ lý do chênh lệch)

Ban Bồi thường GPMB (TTPTQĐ)
Ký, ghi rõ họ tên
Đơn vị (chủ hộ)
Ký, ghi rõ họ tên
Tổ dân, khu phố
Ký, ghi rõ họ tên
Chủ dự án
Ký, ghi rõ họ tên

Cán bộ đo đạc
Ký, ghi rõ họ tên
Đơn vị đo vẽ
Ký, ghi rõ họ tên
Cán bộ địa chính xã
Ký, ghi rõ họ tên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………., ngày…..tháng….năm 201……
Dự án: ……………………………
- Căn cứ thông báo thu hồi đất số…………/201…/TB ngày……..của UBND……………. “Về việc ……….”
- ………………………..
Hôm nay, ngày…..tháng…….năm 201…….tại...................................................................
A/ Thành phần:
1- Ban Bồi thường GPMB (Trung tâm PTQĐ):...................................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
2- Đại diện UBND phường (xã, thị trấn):.............................................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
3- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc:..................................................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
4- Khu phố, tổ dân:...............................................................................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
5- Đại diện Công ty… (Chủ dự án)…:.................................................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
6- Đại diện gia đình (đơn vị) được bồi thường, hỗ trợ…:
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
7- Đại diện đơn vị liên quan:.................................................................................................
- Ông (Bà):.................................................... Chức vụ:.........................................................
B/ Nội dung, kết quả kiểm đếm:
I/ Về đất:
- Diện tích từng loại đất bị thu hồi căn cứ Biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới, diện tích thửa đất đã đo, vẽ, xác định cụ thể và thống nhất giữa các bên tại gia đình ông bà (đơn vị) …..ngày….tháng……
II/ Cây trồng, vật nuôi:
BẢNG THỐNG KÊ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
STT
Diễn giải
Đơn vị
Số lượng
Ghi chú
I
Thửa số……..



1
Cây trồng, vật nuôi



1.1




1.2








2




2.1




2.2








II
Thửa số……..



1
Cây trồng, vật nuôi



1.1




1.2








2




III/ Phần đo vẽ nhà và các công trình kiến trúc tại thửa đất (Yêu cầu vẽ hiện trạng mặt bằng và các mặt cắt điển hình các công trình và thuyết minh chi tiết làm căn cứ tính khối lượng):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ghi chú: (Hồ sơ hiện trạng này chỉ có giá trị để xác định các công trình kiến trúc, không có giá trị để xác định đất).
C/ Kết luận:
Biên bản này được lập thành 04 bản có giá trị như nhau. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giữ 01 bản, chủ Dự án giữ 01 bản, UBND xã (phường, thị trấn) giữ 01 bản; 01 bản gửi cho gia đình (đơn vị) bị thu hồi đất. Trong thời gian 2 ngày kể từ ngày lập Biên bản, nếu gia đình (đơn vị) không có ý kiến bổ sung, thắc mắc thì phần khối lượng đã kiểm đếm và thống nhất ở biên bản này là cơ sở để lập phương án báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm định, UBND…………………………………………….phê duyệt.
Biên bản lập xong được các thành viên đọc lại, thông qua, các thành viên nhất trí ký tên.

Ban Bồi thường GPMB (TTPTQĐ)
Ký, ghi rõ họ tên
Đơn vị (chủ hộ)
Ký, ghi rõ họ tên
Tổ dân
Ký, ghi rõ họ tên

Khu phố
Ký, ghi rõ họ tên
MT Tổ quốc
Ký, ghi rõ họ tên
Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
Ký tên, đóng dấu

Đại diện các đơn vị liên quan
Ký, ghi rõ họ tên
Người lập biên bản
Ký, ghi rõ họ tên

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)……….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………./UBND
…….., ngày … tháng … năm 201…

BẢN CHỨNG NHẬN NHÀ, ĐẤT, TÀI SẢN TRÊN ĐẤT
Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Dự án: ..........................................
- Căn cứ Thông báo thu hồi đất số.....ngày…..tháng…..năm…..của UBND…… “V/v thu hồi đất để GPMB thực hiện Dự án…………………………”.
- Căn cứ biên bản họp xác nhận nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất của UBND phường        
- Căn cứ Văn bản số…….của Công an phường “V/v xác minh hộ khẩu, nhân khẩu cư trú tại nơi thu hồi đất”.
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)…………..
CHỨNG NHẬN
1- Họ tên chồng:……………………………………; nghề nghiệp:.....................................
2- Họ tên vợ:……………………….....……………; nghề nghiệp:......................................
3- Đồng sử dụng (nếu có):....................................................................................................
4- Địa chỉ thường trú: Tổ:………………khu:……………….. phường:..............................
          Địa chỉ GPMB: Tổ:………………khu:……………….. phường:..............................
5- Số sổ hộ khẩu:………………………… Cơ quan cấp:.....................................................
- Số nhân khẩu trong hộ khẩu (Theo sổ hộ khẩu)..................................................................
- Số nhân khẩu trong hộ khẩu hiện đang ở tại thửa đất bồi thường (ghi rõ họ và tên người đang sinh sống thường xuyên tại thửa đất bồi thường và quan hệ của từng người với chủ hộ…):............................
...............................................................................................................................................
+ Số nhân khẩu tạm trú:……………………………khẩu (Họ tên từng người, ngày … tháng … năm….. đăng ký tạm trú).........................................................................................................................................
- Số lao động trong độ tuổi chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất nông nghiệp hoặc đất sản xuất kinh doanh.
6. Gia đình gồm có………………thế hệ, tổng số………cặp vợ chồng đang chung sống tại thửa đất GPMB        
7. Đối tượng chính sách (Gia đình liệt sỹ; thương, bệnh binh; người được hưởng chính sách xã hội…):    
8. Gia đình gồm có……………………thửa đất trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
Trong đó:
- Tổng diện tích:………………….m2, gồm:
+ Thửa số………………tờ……………bản đồ địa chính năm…………….
+ Thửa số………………tờ……………bản đồ địa chính năm…………….
- Tổng diện tích đất bị thu hồi để GPMB…………….m2
Cụ thể như sau:
8.1. Thửa đất số:…….tờ………..Bản đồ GPMB; Diện tích………………m2
a) Tại bản đồ địa chính năm……………………là thửa số…………………tờ....................
Diện tích:…………………m2, tên chủ sử dụng đất:............................................................
Diện tích chênh lệch so với trích thửa địa chính (nếu có)……………..m2. Nguyên nhân chênh lệch:         
b) Nguồn gốc thửa đất:
b1. Đối với diện tích đất trong trích thửa địa chính (Ghi rõ thời điểm khai phá, cho, tặng, nhận thừa kế, chuyển nhượng):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Thuế nhà đất:……………………………m2; Thuế đất nông nghiệp:............................ m2
- Thời điểm xây dựng các công trình chính nằm trong ranh giới GPMB (Ghi rõ ngày, tháng, năm XDCT; mục đích sử dụng, quá trình cải tạo):
+ Ngày…..tháng….năm……..Xây dựng công trình:...........................................................
+ Từ…..đến………do hộ ông (bà)……….sử dụng công trình để........................................
+ Từ…..đến………do hộ ông (bà)……….sử dụng công trình để........................................
b2. Đối với diện tích đất ngoài trích thửa địa chính (Ghi rõ thời điểm khai phá, cho, tặng, nhận thừa kế, chuyển nhượng):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Thuế nhà đất:……………………………m2; Thuế đất nông nghiệp:............................ m2
- Thời điểm xây dựng các công trình nằm trong ranh giới GPMB (Ghi rõ, ngày, tháng, năm XDCT; mục đích sử dụng, quá trình cải tạo):
+ Ngày…..tháng….năm……..Xây dựng công trình:...........................................................
+ Từ…..đến………do hộ ông (bà)……….sử dụng công trình để........................................
+ Từ…..đến………do hộ ông (bà)……….sử dụng công trình để........................................
c) Về cây, hoa màu, trồng trên diện tích đất thực hiện GPMB:
- Thời điểm phát sinh gieo, trồng cây, hoa màu trên đất:
+ Loại cây, hoa màu:………….gieo trồng trước ngày….tháng….năm…..(ngày thông báo thu hồi đất).
+ Loại cây, hoa màu:………….gieo trồng sau ngày….tháng….năm…..(ngày thông báo thu hồi đất).
d) Về thu hồi thửa đất là đất trống (Ghi rõ bỏ trống từ ngày, tháng, năm nào):..................
e) Nhà, đất hiện tại có thế chấp không………………….có tranh chấp không:...................
g) Nhà, đất tại thời điểm bắt đầu sử dụng có vi phạm quy hoạch, vi phạm hành lang bảo vệ các công trình…………..quy định tại Khoản 4, Điều 14 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
h) Các hồ sơ, tài liệu về vi phạm điểm (g) trên:…………………….(trường hợp bị lập biên bản phải có tài liệu phô tô kèm theo).
8.2. Thửa đất số:……….tờ……….Bản đồ GPMB; Diện tích......................................... m2
a) Tại bản đồ địa chính năm……………………là thửa số…………………tờ....................
Diện tích:…………………m2, tên chủ sử dụng đất:............................................................
Diện tích chênh lệch so với trích thửa địa chính (nếu có)……………..m2. Nguyên nhân chênh lệch:         
b) Nguồn gốc thửa đất:
b1. Đối với diện tích đất trong trích thửa địa chính (Ghi rõ thời điểm khai phá, cho, tặng, nhận thừa kế, chuyển nhượng):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Thuế nhà đất:……………………………m2; Thuế đất nông nghiệp:............................ m2
- Thời điểm xây dựng các công trình chính nằm trong ranh giới GPMB (Ghi rõ ngày, tháng, năm XDCT; mục đích sử dụng, quá trình cải tạo):
+ Ngày…..tháng….năm……..Xây dựng công trình:...........................................................
+ Từ…..đến………do hộ ông (bà)……….sử dụng công trình để........................................
+ Từ…..đến………do hộ ông (bà)……….sử dụng công trình để........................................
b2. Đối với diện tích đất ngoài trích thửa địa chính (Ghi rõ thời điểm khai phá, cho, tặng, nhận thừa kế, chuyển nhượng):
...............................................................................................................................................
- Thuế nhà đất:……………………………m2; Thuế đất nông nghiệp:............................ m2
- Thời điểm xây dựng các công trình chính nằm trong ranh giới GPMB (Ghi rõ ngày, tháng, năm XDCT; mục đích sử dụng, quá trình cải tạo):
+ Ngày…..tháng….năm……..Xây dựng công trình:...........................................................
+ Từ…..đến………do hộ ông (bà)……….sử dụng công trình để........................................
+ Từ…..đến………do hộ ông (bà)……….sử dụng công trình để........................................
c) Về cây, hoa màu trồng trên diện tích đất thực hiện GPMB:
- Thời điểm phát sinh gieo, trồng cây, hoa màu trên đất:
+ Loại cây, hoa màu:………….gieo trồng trước ngày….tháng….năm…..(ngày thông báo thu hồi đất).
+ Loại cây, hoa màu:………….gieo trồng sau ngày….tháng….năm…..(ngày thông báo thu hồi đất).
d) Về thu hồi thửa đất là đất trống (Ghi rõ bỏ trống từ ngày, tháng, năm nào):..................
e) Nhà, đất hiện tại có thế chấp không………………….có tranh chấp không:...................
g) Nhà, đất tại thời điểm sử dụng có vi phạm quy hoạch, vi phạm hành lang bảo vệ các công trình…………..quy định tại Khoản 4, Điều 14 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
h) Các hồ sơ, tài liệu về vi phạm điểm (g) trên:…………………….(trường hợp bị lập biên bản phải có tài liệu phô tô kèm theo).
9- Thửa đất khác trên cùng địa bàn phường, xã, thị trấn (Ghi rõ thời điểm khai phá, cho, tặng, nhận thừa kế, chuyển nhượng):................................................................................................................................
+ Mục đích sử dụng: Từ…đến…do hộ ông (bà)…sử dụng để.............................................
UBND xã (phường, thị trấn)…………………….chứng nhận nội dung xác nhận trên là đúng thực tế. Kèm theo văn bản này là các giấy tờ có liên quan, đề nghị Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư………..căn cứ để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB.


UBND XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)
(Ký tên, đóng dấu)