Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về cách tổ chức đối thoại cho bà con bị thu hối đất đang khiếu kiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN KIẾN NGHỊ GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Kính gửi:

Thủ tướng Chính phủ


1. Người kiến nghị
Sinh năm: 1954.
CMND số: 201623370 do Công an thành phố Đà Nẵng cấp ngày 27/07/2009.
Điện thoại di động: 01262732722, 0946035146.
Nhật kí cá nhân trên mạng: http://phamvanhadanang.blogspot.com
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Tổ 57 (Tổ 20 cũ), phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người giải quyết kiến nghị
Địa chỉ: Số  01, đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Ngày 23/5/2013, tôi - Phạm Văn Hạ, vợ chồng chú Lê Văn Dũng, Huỳnh Thị Thanh và con gái họ Lê Thị Phương, cô Lê Thị Bình, cô Mai Thị Hoa ra Hà Nội. Chúng tôi đến thuê nhà (30.000 đồng/01 chiếu ngủ/01 ngày) ở gần Trụ sở tiếp công dân số 1 Ngô Thì Nhậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Ngày 27/5/2013, chúng tôi vào Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước gặp công chức Trần Thị Thu Hiền, cán bộ hướng dẫn của Trụ sở (Công chức Trần Thị Thu Hiền làm nhiệm vụ tương tự như nhân viên phát phiếu khám bệnh ở bệnh viện vậy. Ví dụ như: Bệnh nhân kể bệnh và đề nghị khám đau dạ dày thì nhân viên bệnh viện cấp cho cái phiếu có số thứ tự đến phòng khám số 1 để bác sỹ chuyên khoa về dạ dày khám, nếu đề nghị khám rối loạn tiền đình thì nhân viên bệnh viện cấp cho cái phiếu đến phòng khám số 3 để bác sỹ chuyên khoa về thần kinh và tâm thần khám vv…nhưng không đưa ngay bệnh nhân đau dạ dày cho bác sỹ chuyên khoa về thần kinh và tâm thần khám, cũng như không đưa ngay bệnh nhân rối loạn tiền đình cho bác sỹ chuyên khoa về dạ dày khám).
Theo hướng dẫn nhóm chúng tôi cử tôi - Phạm Văn Hạ làm người đại diện.
Chúng tôi trình bày với công chức Trần Thị Thu Hiền là chúng tôi đến đây gửi đơn tố cáo đề nghị Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tham mưu để Thủ tướng Chính phủ thụ lý giải quyết tố cáo cho chúng tôi. Sau khi nghe nói người bị chúng tôi tố cáo là Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn và Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn thì công chức này hướng dẫn chúng tôi đến thường trực tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ để được tiếp. Chúng tôi trình bày đi, trình bày lại rằng: Chúng tôi đến đây gửi đơn tố cáo đề nghị Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tham mưu để Thủ tướng Chính phủ thụ lý giải quyết tố cáo cho chúng tôi chứ không đề nghị Thanh tra Chính phủ để được tiếp. Công chức này vẫn không chịu.
Chúng tôi phải về mang văn bản quy phạm pháp luật đến thì công chức này mới chịu và cấp cho chúng tôi phiếu vào Thường trực tiếp công dân của Văn phòng Chính phủ.
Chúng tôi rất phấn khởi cầm giấy giới thiệu này đến phòng của Thường trực tiếp công dân Văn phòng Chính phủ. Tại đây, chúng tôi gặp công chức Hoàng Như Hải, Thường trực tiếp công dân Văn phòng Chính phủ. Công chức này không nhận đề nghị của chúng tôi để chuyển cho Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tham mưu để Thủ tướng Chính phủ thụ lý giải quyết mà ghi vào giấy chuyển chúng tôi sang Thường trực tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ tiếp. Lý do là: Người bị tố cáo là Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn và Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn thì thẩm quyền giải quyết tố cáo tiếp là của Thanh tra Chính phủ (cơ quan Nhà nước), chứ không phải là của Thủ tướng Chính phủ - người đứng đầu Chính phủ.
Nếu người bị tố cáo là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà nẵng thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng.
Chúng tôi cố trình bày là việc của chúng tôi thuộc thẩm quyền tham mưu của Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhưng vô ích.
Ngày 30 tháng 5 năm 2013, chúng tôi đã gửi đơn khiếu nại hành vi hành chính này của công chức Hoàng Như Hải (Hàm vụ phó Văn phòng Chính phủ) (Đến nay, đã quá 30 ngày nhưng Văn phòng Chính phủ cũng không giải quyết khiếu nại này của chúng tôi).
Do gửi đơn không được nên cứ đến chiều hàng ngày, chúng tôi lại cùng với một số (khoảng gần 20 người) bà con Đà Nẵng (đi khiếu kiện ở Trụ sở tiếp công dân số 1 Ngô Thì Nhậm) ra Vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở quận Ba Đình chờ xe chở các đại biểu đi họp Quốc hội đi qua để phản ánh nguyện vọng của mình. Khi thấy xe chở các đại biểu đi họp Quốc hội về, đi qua chúng tôi người thì vẫy chào thân thiện, người thì giơ biển báo phản ánh nguyện vọng của mình. Các đại biểu Quốc hội người thì ra hiệu chào lại chúng tôi, người thì không chỉ nhìn chúng tôi với vẻ mặt trầm tư, người thì chụp ảnh.
Họ đi qua chúng tôi lại về xong hôm sau chúng tôi lại đến.
Ngày 07 tháng 6 năm 2013, khi đang ở Vườn hoa Mai Xuân Thưởng thì tôi nhận được điện thoại của anh Quảng. Anh Quảng là sỹ quan bảo vệ chính trị của Trường Sĩ Quan Lục Quân II, ở Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai. Số điện thoại di động của anh Quảng là 0989509018.
Anh Quảng nói rằng anh về xác minh lý lịch kết nạp Đảng cho con trai chúng tôi là Phạm Đức Hiếu (học viên năm thứ 3 của lớp trinh sát đặc nhiệm). Do lần trước nhà trường đã đi xác minh nhưng chưa được nên lần này anh Quảng muốn gặp trực tiếp tôi để nghe tôi trình bày cho rõ.
Thời gian anh ấy bố trí gặp tôi là sáng ngày 08/6/2013.
Tôi bắt ô tô về Đà Nẵng ngay.
Điều không may nữa lại đến với tôi là trên chuyến xe tôi đi về Đà Nẵng có một cháu nhỏ đi cùng với người nhà. Khi nghỉ ăn cơm xong xe định đi tiếp thì không thấy cháu nhỏ đó đâu. Nhà xe và mọi người phải đi tìm. Tìm 03 giờ mới thấy. Người nhà cháu nói rằng cháu bị hồn nhập.
Tôi điện nói với anh Quảng điều này và xin anh cố chờ tôi để nghe tôi trình bày. Khi tôi về tới Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn thì đã thấy anh Quảng đang định về. Tôi đến quận thì gặp anh Quảng đi cùng với ông Hồ Thăng Trung phó trưởng Công an quận Ngũ Hành Sơn và ông Nguyễn Sơn Hải đội Điều tra an ninh Công an quận Ngũ Hành Sơn. Tất cả chúng tôi vào phòng ông Huỳnh Cự, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn. Anh Quảng nghe tôi trình bày sơ qua rồi Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn dùng ô tô đưa anh Quảng về.
Lại nói về những người cùng đi khiếu kiện với tôi ở Hà nội như cô Huỳnh Thị Thanh, cô Nguyễn Thị Bình, cô Mai Thị Hoa vv… họ tiếp tục ở lại đến đầu tháng 7/2013. Có người như cô Mai Thị Hoa về đưa con đi thi đại học xong lại ra. Họ nhận được văn bản của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức đối thoại trong tháng 8/2013. Có 10 người còn ở lại tiếp đến tháng 8/2013 sau khi nhận được văn bản về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức đối thoại với họ họ mới về.
Tôi do về sớm nên không có tên trong diện được đối thoại.
Lại nói tiếp về việc kết nạp Đảng của con tôi Phạm Đức Hiếu.
Con trai chúng tôi đã nhận được Quyết định số: 1637/QĐ - BGH ngày 25/6/2013 của Trường Sỹ quan Lục quân 2, Bộ Quốc phòng.
Quyết định này buộc con chúng tôi thôi học.
Lý do buộc thôi học: Bố, mẹ chống đối đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; khiếu kiện vượt cấp, lôi kéo người khác tham gia. Không đủ tiêu chuẩn chính trị đào tạo sỹ quan.
Con chúng tôi đã xuất ngũ.
Ngày 25/8/2013, vợ chồng tôi đã viết thư kêu cứu gửi tới Bộ trưởng bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Trong thư này, chúng tôi đã trình bày rõ chúng tôi bị oan và để nghị Bộ trưởng giúp con tôi được quay lại trường tiếp tục học tập kẻo con chúng tôi lại bị oan theo cái oan của bố, mẹ.
Bác Đỗ Xuân Hiền, trú tại tổ 01, Trung Nghĩa, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Bác Đỗ Xuân Hiền đã hơn 80 tuổi. Nghe nói bác là nguyên huyện ủy viên, nguyên Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng, người theo cách mạng từ năm 14 tuổi.
Nhà bác Hiền cũng bị thu hồi đất và bác cũng ra Hà Nội khiếu kiện cùng với chúng tôi đợt các tháng 5,6,7 và 8 năm 2013. Bác là một trong số 10 trong danh sách kèm theo văn bản về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức đối thoại với người khiếu kiện.
Hôm 15/9/2013, cô Nguyễn Thị Bình đến nhà tôi nhận lại 16 quyết định và 6 văn bản trả lời đơn thư của các cơ quan của bà Bình. Cô Bình nói: Bác Hiền nói với cô Bình là “Thằng Hạ là người miệng Hùm gan sứa”. Ý nói là tôi nhát gan.
Vì đây là đơn kiến nghị gửi Thủ tướng nên tôi chỉ gửi kèm theo đơn này bài tôi tự đặt tiêu đề “Ghi âm boong boong” (bài này tôi đã gửi kèm theo thư gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và 63 đoàn đại biểu Quốc hội hồi tháng 11/2012) cho Thủ tướng và bà con hiểu rõ thêm về tôi.

Kính thưa Thủ tướng Chính phủ!

Phần trên tôi đã trình bày sơ lược với Thủ tướng về mảnh đời đi khiếu kiện của tôi và việc đi khiếu kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai của một số bà con Đà Nẵng.
Tôi thấy chúng tôi tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc mà không được giải quyết gì nên tôi làm kiến nghị này gửi Thủ tướng.
Tôi xin kính trình Thủ tướng các nội dung kiến nghị của tôi. Tên kiến nghị là: Kiến nghị về việc tổ chức đối thoại với bà con bị thu hồi đất đang có khiếu kiện trên địa bàn thành phố Đà nẵng.
Mục tiêu của kiến nghị là: Bảo đảm thực hiện: Nguyên tắc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các cơ quan có liên quan là những cơ quan nhà nước của dân, do dân và vì dân; cán bộ, đảng viên thực hiện đối thoại phải thực sự là người lãnh đạo là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; nguyên tắc thực thi dân chủ: Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra.
Mục đích của kiến nghị là: Xác định được cái đúng, cái sai trong thu hồi đất của bà con để bảo vệ được đúng pháp luật các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Trên cở sở những suy nghĩ như vậy tôi đề nghị tổ chức việc đối thoại như sau:
Thứ nhất là xác định thành phần và tư cách của những người tham gia đối thoại gồm:
Người tổ chức sự kiện đối thoại: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Người tổ chủ trì đối thoại: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Người phối hợp đối thoại: Đại diện có thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đương sự:
-         Những người dân đang có khiếu kiện yêu cầu bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khi bị thu hồi đất.
-         Đại diện Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất.
Người trợ giúp pháp lý cho các đương sự như Luật sư, Luật gia, chuyên gia pháp luật vv… (nếu có).
Các tổ chức, đoàn thể: Đại diện thành ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiên binh, Hội Phụ Nữ vv… thành phố Đà Nẵng.
Đại điện Tổ dân phố nơi bị thu hồi đất.
Các phương tiện thông tin đại chúng và các nhà báo, nhà quan sát vv…
Thứ hai là cách làm:
Bước 1: Làm báo cáo và tổng hợp, gửi báo cáo về khiếu kiện
Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất lập báo cáo về việc thu hồi đất của người khiếu kiện. Trong báo cáo nêu rõ việc thông báo thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp vv… lý do thu hồi đất, các căn cứ pháp lý thu hồi đất. So sánh các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật với quyền và lợi ích mà người bị thu hồi đất được hưởng trong phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho ra các kết quả: Đời sống của người bị thu hồi đất sau khi chấp hành việc thu hồi đất cao hơn, bằng hay thấp hơn (các mức độ thấp hơn là thấp hơn ít, thấp hơn vừa và thấp hơn quá nhiều) trước khi bị thu hồi đất hoặc trái pháp luật (theo quy định của pháp luật là không được thu hồi).
Nêu chi tiết những nội dung khiếu kiện của người bị thu hồi đất được chấp thuận và những nội dung khiếu kiện của người bị thu hồi đất bị bác.
Cuối cùng là phương án chi tiết về việc giải quyết khiếu kiện của người khiếu kiện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức tập hợp các báo cáo này thành hồ sơ tổ chức đối thoại và lập Văn bản tổng hợp về phương án đối thoại, Kế hoạch tổ chức đối thoại.
Văn bản tổng hợp về phương án đối thoại, Kế hoạch tổ chức đối thoại này được gửi cho:
 Người phối hợp đối thoại: Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ) để thẩm định.
Đương sự:
-         Những người dân đang có khiếu kiện yêu cầu bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khi bị thu hồi đất để kiểm tra và gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (những người này nhận văn bản bằng biên bản bàn giao và được biết về việc giải quyết các trường hợp tương tự như mình trên cùng quận, huyện hay khác quận huyện để có so sánh tìm ra sự công bằng).
-         Đại diện Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất để kiểm tra lại và có thể gửi báo cáo bổ sung.
Người trợ giúp pháp lý cho các đương sự như Luật sư, Luật gia, chuyên gia pháp luật vv… (nếu có) gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự của mình.
Các tổ chức, đoàn thể: Đại diện thành ủy, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiên binh, Hội Phụ Nữ vv… thành phố Đà Nẵng để góp ý bằng văn bản (nếu cần thiết).
Đại điện Tổ dân phố nơi bị thu hồi đất để góp ý bằng văn bản (nếu cần thiết).
Các phương tiện thông tin đại chúng và các nhà báo, nhà quan sát vv…

Bước 2: Nhận các văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện
Những người dân đang có khiếu kiện và người trợ giúp pháp lý cho họ gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện cho Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các thành phần tham gia đối thoại khác cũng có thể gửi văn bản phản ánh cho Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thời hạn gửi là 15 ngày kể từ ngày họ nhận được Văn bản tổng hợp về phương án đối thoại, Kế hoạch tổ chức đối thoại.

Bước 3: Gửi Dự thảo văn bản thẩm định về báo cáo của Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất

Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi cho Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Dự thảo văn bản thẩm định về báo cáo của Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất.
Các phương tiện thông tin đại chúng và các nhà báo, nhà quan sát vv…để công khai.
Thời hạn là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận các văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện.
Bước 4: Tổ chức cuộc đối thoại
Tại cuộc đối thoại:
Đại diện Ủy ban nhân dân đã quyết định thu hồi đất trình bày báo cáo về từng trường hợp khiếu kiện trong đó nêu rõ những việc đã làm đúng, những việc đã làm sai trong quá trình thu hồi đất và giải quyết khiếu kiện; những vấn đề còn có quan điểm khác nhau giữa Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất với người khiếu kiện và đề xuất phương án giải quyết.
Những người dân đang có khiếu kiện và người trợ giúp pháp lý cho họ trình bày ý kiến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện.
Đại diện Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày ý kiến về những vấn đề còn có quan điểm khác nhau giữa Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất với người khiếu kiện và tư vấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phương án giải quyết.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Công bố Dự thảo kết luận.

Bước 5: Giao kết luận đối thoại

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc đối thoại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng gửi Kết luận đối thoại cho Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất, người khiếu kiện và lập báo cáo báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng thời gửi cho các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức công khai kết luận đối thoại trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền cho Ủy ban nhân dân đã ra quyết định thu hồi đất, người khiếu kiện thi hành và công chúng được biết.

Kính thưa Thủ tướng Chính phủ!

Tôi cũng xin phép Thủ tướng được gửi kiến nghị này cho một số bà con đã đi khiếu kiện với tôi để chia sẻ, nghiên cứu và rất có thể sẽ có người sẽ kiến nghị lên Thủ tướng những cách làm, phương pháp tổ chức đối thoại tốt hơn tôi.
Kính mong Thủ tướng chấp thuận kiến nghị của tôi và giúp chúng tôi sớm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của chúng tôi đúng pháp luật.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:
-    Như kính gửi;
-    Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Vụ Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Văn phòng Chính phủ (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Tổng Thanh tra Chính phủ (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Đồng chí Trần Thọ Bí thư thành ủy Thành phố Đà nẵng (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Chủ tịch Thành phố Đà nẵng (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Ủy ban Kiểm tra Đảng thành ủy Thành phố Đà nẵng(để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng (để.báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Đồng chí Nguyễn Nho Trung, Bí thư Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Đồng chí Lê Viết Lực, Phó Bí thư Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Uỷ ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Báo Pháp luật Việt Nam (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-    Bác Đỗ Xuân Hiền, trú tại tổ 01, Trung Nghĩa, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Cô Nguyễn Thị Bình, ở Tổ 69 (Tổ 24 cũ), phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Cô Mai Thị Hoa ở Tổ 70 (Tổ 24 cũ), phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Cô Huỳnh Thị Thanh ở Tổ 13, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Ông Trương Thanh Xuân, trú tại tổ 56, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Ông Trần Văn Minh và bà Huỳnh Thị Vân Anh, trú tại tổ 18B, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Ông Trà Thanh Lộc, trú tại tổ 44, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
-    Ông Nguyễn Trường Chiến, trú tại tổ 27, phường An Hải bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Ông Nguyễn Thức, trú tại tổ 8, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Bà Trần Thị Thu Hương, trú tại tổ 18B, Phước Lý, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Ông Hồ Ngọc Phước, trú tại tổ 7, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng (để chia sẻ);
-    Bà Thái Thị Hương, trú tại tổ 56, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng(để chia sẻ);
-    Bà Nguyễn Thị Hiền Lương,  trú tại tổ 338/20, đường Hoàng Diệu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng(để chia sẻ);
-     Một số bà con khác cùng đi khiếu kiện tại Hà Nội (để chia sẻ);
-    http://phamvanhadanang.blogspot.com (để nhờ cộng đồng giúp chúng tôi bảo vệ công lý);
-    http://dungthanh 642.blogspot.com (để nhờ cộng đồng giúp chúng tôi bảo vệ công lý);
-    Lưu 5 bản.
Ninh Bình, ngày 18   tháng 9  năm 2013
Người kiến nghị

Đã ký và gửi
Phạm Văn Hạ










Bài “Ghi âm boong boong”

Mô tả cháu lê thi xuân phương
- Thư ký Tòa án Ngũ Hàn Sơn cũng ghi âm tôi bằng điện thoại hiện đại.

Mấy lần tôi gửi ghi âm khi làm việc với người của các cơ quan mà tôi đã đến đề nghị cho Tòa án Ngũ Hàn Sơn làm chứng cứ để chứng minh. Một lần tôi đến liên hệ với ông đô thê tài thẩm phán tòa án quân Ngũ Hành Sơn và cháu Lê Thi Xuân Phương  -Thư ký Tòa án Ngũ Hành Sơn. Cháu Phương nói chú đi đâu cũng ghi âm à.có cả mặt ông tài ngồi đó, Tôi bảo không và thực ra thì có phải khi nào và ai tôi cũng ghi âm đâu. Cháu Phương bảo nghe thấy tiếng boong boong như tiếng chuông nhà thờ. Thế là tôi biết cháu Phương cũng ghi âm tôi bằng điện thoại hiện đại rồi.

Năm 2009, tôi đã phải mổ tim ở bệnh viện Việt Đức. Các bác sỹ đã phải thay cả 02 van tim của tôi bằng van tim cơ hoc, loại làm bằng y lôc Inox. Hôi đó tôi mới đi mổ tim về , Nếu ghi âm được thì, tiêng òa của dòng máu, tiếng đập của hai cái van tim này nó phát lên nghe nó boong boong như tiếng chuông nhà thờ. 
            Có những lần tôi đến liên hệ với ông Đỗ Thế Tài, Thẩm Phán, Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn và nhờ ông giúp đỡ giải quyết vụ án cho bà Lợi vợ tôi  cho đúng pháp luật, ông Tài nói tôi cứ làm đúng pháp luật kể cả ông ghi âm tôi cũng chẳng sợ, tôi cũng chẳng ăn gì làm gì sai.

Hồi năm 1977, Làm công tác vận tải quân đội ở đường 7, đường 8, đường 9 qua Lào tiễu Phỉ tới gần biên giới nước Thái Lan


Tôi - Phạm Văn Hạ nhập ngũ ngày 29/06/1977 và tham gia chiến đấu chống Phỉ ở đường 7, đường 8 qua Lào ,đưòng 9 qua Lào và chống bọn Pônpôt, Iêngxari ở chiến trường Tây Ninh, biên giới Tây Nam nước ta. Năm 1981, tôi được xuất ngũ về quê. Ông Lê Hoàng Đức ông ấy coi thường tôi - Hạ. Ông ấy cưỡng chế oan tôi. Ông ấy không biết hồi năm 1977, 1978, 1979 tôi tham gia vận chuyển lương thực cho bộ đội, tiêu diệt bọn phỉ tiễu Phỉ  có Bác Lê Đình Mậu quê ở Diêm Điền Thái Bình, là Trung đoàn trưởng Bác Mậu đã già và đã mất rồi, Bác Hà Bá Vinh quê ở Hà Bắc,Bắc Ninh bây giờ vẫn còn khỏe mạnh. 

Hàng năm ở quê tôi anh em đồng ngũ vẩn tổ chức kỷ niêm ngày đồng ngũ, nhớ kỷ niêm những thời  ở quân ngũ họ hỏi tôi Hạ sao không về, tôi khổ lắm, tôi còn đang đi minh oan  thời đó   Xe Zin 130 leo đèo cua tay áo đi như người đi bộ. Bọn Phỉ thì ở trên mỏm núi, dùng súng bắn trộm, bắn tỉa vào chúng tôi. Chúng tôi chiến đấu, khi thua là phải chạy. Chúng tới đốt xe, chặt đầu các đồng đội của chúng tôi đã hy sinh và bị thương không chạy được xách đi lĩnh thưởng. Chúng tôi chứng kiến và căm hờn. Chúng tôi chờ xe khác của quân ta đi đến tiếp tục lên xe đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc và trả thù cho đồng đội. Tôi không đào ngũ. Rồi tôi đi đánh nhau với bọn Ponpot. Tôi cũng chứng kiến trận mà chiến sỹ ta hy sinh nhiều nhất ở chiến trương phía nam tây ninh cam pu chia . Đến năm 1981 thì tôi về phục viên. Bây giờ già, bệnh tật thấy bị đối xử như thế cũng buồn lắm nhưng vẫn phải đi minh oan đến cùng chứ không mai kia có người lại đối xử với con mình như Huỳnh Văn Minh đã đối xử với mình thì không hiểu đất nước sẽ đi đến đâu?

Đồng đội tôi đi làm chế độ nghe nói là được hai, ba triệu là cho những quân nhân phục vụ chiến trường Tây nam CampuChia nhưng tôi đã kê khai bên phường đội ở phường Hòa Hải những anh em phường đội họ nói còn phải để phường họp xét, tôi nghĩ có lẽ tôi khiếu kiện thế này chắc phường không giải quyết cho tôi đâu, mặc dù giấy tờ và lý lịch quân nhân tôi vẫn lưu giữ đầy đủ.
Phạm Văn Hạ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét