"Điều 39. Thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải
phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự
án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là chín mươi ngày đối với
đất nông nghiệp và một trăm tám mươi ngày đối với đất phi nông nghiệp,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý
do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường,
giải phóng mặt bằng, tái định cư.
3. Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường,
giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải
chấp hành quyết định thu hồi đất.
Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định
thu hồi đất thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra
quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định
cưỡng chế và có quyền khiếu nại."
Điều 29 và 30 Nghị định số 69/2009/NĐ- CP
ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2009).
"Điều 29. Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất
1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự
án đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ về đầu tư tại địa phương. Cơ
quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan
đến dự án đầu tư để xem xét giới thiệu địa điểm theo thẩm quyền hoặc trình Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giới thiệu địa điểm.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo thu hồi đất hoặc ủy
quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo thu hồi đất ngay sau khi giới
thiệu địa điểm đầu tư; trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch thì thực hiện
thông báo sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô
thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và công bố.
Nội dung thông báo thu hồi đất gồm: lý do thu hồi đất,
doanh thu và vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy
hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và dự kiến về kế hoạch di chuyển.
Việc thông báo thu hồi đất được thực hiện trên phương tiện
thông tin đại chúng của địa phương và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất thu hồi.
3. Cho phép khảo sát lập dự án đầu tư
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chủ đầu tư
tiến hành khảo sát, đo đạc lập bản đồ khu vực dự án ngay sau khi được chấp
thuận chủ trương đầu tư để phục vụ việc lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết
xây dựng, thu hồi đất và lập phương án bồi thường tổng thể, hỗ trợ, tái định cư
và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện các công việc
tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành
lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để lập phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư và phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp. Đối với các
địa phương đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất thì Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền có thể giao nhiệm vụ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư; phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho Tổ chức phát triển quỹ đất;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp
với chủ đầu tư phổ biến kế hoạch khảo sát, đo đạc cho người sử dụng đất trong khu
vực dự án và yêu cầu người sử dụng đất tạo điều kiện để chủ đầu tư thực hiện
việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất để lập dự án đầu tư.
4. Đối với dự án quan trọng quốc gia sau khi được Quốc hội
quyết định chủ trương đầu tư; dự án nhóm A, dự án xây dựng hệ thống giao thông,
thủy lợi, đê điều phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì
không phải thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Thời hạn ra văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư; thông
báo thu hồi đất; thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không quá 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
về đầu tư hợp lệ.
6. Sau khi đã được giới thiệu địa điểm, chủ đầu tư lập dự
án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng; lập hồ sơ xin giao
đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Nội dung dự án đầu tư
phải thể hiện phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 30. Lập phương án
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận
thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất
có trách nhiệm lập và trình phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo
quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27
tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty
nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 17/2006/NĐ-CP) và
theo quy định sau đây:
1. Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư gồm:
a) Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị
thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản
bị thiệt hại;
c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như
giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số
lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
đ) Việc bố trí tái định cư;
e) Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức,
của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;
g) Việc di dời mồ mả.
2. Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư:
a) Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư
nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham
gia ý kiến;
b) Việc niêm yết phải được lập
thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi;
c) Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất
là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.
3. Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng
góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý,
số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hoàn
chỉnh và gửi phương án đã hoàn chỉnh kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp đến
cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm định;
b) Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ
quan tài nguyên và môi trường thẩm định.
4. Cơ quan tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với
cơ quan có liên quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và
chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất theo quy định sau:
a) Sở Tài nguyên và
Môi trường chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết
định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Phòng Tài nguyên
và Môi trường chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra
quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư."
Quy định dân chủ của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
"Chương 2:
NHỮNG NỘI
DUNG CÔNG KHAI ĐỂ NHÂN DÂN BIẾT
1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.
2. Dự án, công
trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ
giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn
cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy
hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã.
3. Nhiệm vụ,
quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của
nhân dân.
4. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình,
dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.
5. Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói,
giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển
sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
6. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành
chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.
7. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng
của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín
nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp xã.
8. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc
thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân
dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.
9. Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính
quyền cấp xã trực tiếp thu.
10. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc
liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
11. Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Điều 6. Hình thức công khai
1. Những nội dung quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh
này được công khai bằng các hình thức sau đây:
a) Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân cấp xã;
b) Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp
xã;
c) Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ
dân phố để thông báo đến nhân dân.
2. Chính quyền cấp xã có thể áp dụng đồng thời nhiều
hình thức công khai quy định tại khoản 1 Điều này; thực hiện việc cung cấp
thông tin theo quy định tại Điều 32 của Luật phòng, chống tham nhũng.
Điều 7. Việc công khai bằng hình thức niêm yết
1. Những nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 9
và 10 Điều 5 của Pháp lệnh này phải được niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm niêm yết những
nội dung quy định tại khoản 1 Điều này chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn
bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định
của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc
thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Thời gian niêm yết các nội dung quy định tại khoản
2 và khoản 9 Điều 5 của Pháp lệnh này ít nhất là ba mươi ngày liên tục, kể từ
ngày niêm yết; các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 10 Điều 5 của Pháp
lệnh này được niêm yết thường xuyên.
Điều 8. Việc công khai trên hệ thống truyền thanh và thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng
tổ dân phố để thông báo đến nhân dân
1. Những nội dung quy định tại các khoản 1, 4, 5,
6, 7, 8 và 11 Điều 5 của Pháp lệnh này được công khai trên hệ thống truyền
thanh của cấp xã hoặc gửi đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo
đến nhân dân.
2. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm công khai những
nội dung quy định tại khoản 1 Điều này chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn
bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định
của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc
thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Trường hợp công khai trên hệ thống truyền thanh
của cấp xã thì thời hạn công khai là ba ngày liên tục.
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung công khai
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông
qua kế hoạch thực hiện những nội dung công khai, trong đó nêu rõ cách thức
triển khai thực hiện, thời gian thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, phương án đã được thông
qua.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá
trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai tại kỳ họp gần nhất của Hội
đồng nhân dân."
Quyết định thu hồi đất của ông Trần Văn Thành ( chết )
Do Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn không thông báo cho ông Thành ( chết ) trước khi ban hành quyết định thu hồi đất 180 ngày theo quy định của pháp luật, nên chúng tôi đã làm đơn đề nghị cấp văn bản tài liệu như dưới đây.
Chúng tôi đã lên UBND quận Ngũ Hành Sơn và Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ngũ Hành Sơn xin trực tiếp các tài liệu đã đề nghị cấp trong đơn nhưng không được.
Quyết định thu hồi đất của chúng tôi : Phạm Văn Hạ và Trần Thị Lợi
Chúng tôi cũng không được thông báo trước khi ra quyết định thu hồi đất 180 ngày, không biết lý do thu hồi đất, không biết phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhưng vẫn bị thông báo kiểm định nhà cửa, tài sản như dưới đây.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP
VĂN BẢN, TÀI LIỆU
Kính gửi:
|
Ủy ban
nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
|
1.
Người xin cấp
Tôi là công
dân Trần Thị Lợi.
Sinh năm: 1954.
Chứng minh thư nhân dân số: 200233384 do Công an Quảng
Nam - Đà Nẵng cấp ngày 13/7/1994.
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Tổ 57, phường Hoà Hải,
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người cấp
bản sao văn bản, tài liệu
Uỷ ban nhân
dân Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
2. Lý do xin
cấp sao
Tôi đã nhận được Quyết định số: 4835/QĐ-UBND ngày 17/12/2010
của Uỷ ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng về việc thu hồi đất do
hộ cá nhân đang sử dụng để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án Làng
Nghề đá mỹ nghệ. Trong Quyết định này hộ hộ Trần Văn Thành (chết) là hộ bị thu
hồi đất. Ông Trần Văn Thành là bố đẻ tôi. Tôi Trần Thị Lợi là đại diện.
Để có căn cứ báo cáo bố, mẹ đẻ tôi (đều đã chết) và
cung cấp cho các cơ quan công quyền có thẩm quyền để các cơ quan này bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng cho chúng tôi (Cần ngay để gửi cho Cơ quan Cảnh
sát Điều tra Công an nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng giải quyết
đơn tố cáo xâm phạm chõ ở của tôi) tôi làm đơn này xin cấp sao các văn
bản tài liệu sau:
3. Văn bản,
tài liệu xin cấp bản sao
Chúng tôi
xin được cấp bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ thu hồi đất của chúng
tôi như sau:
3.1. Các văn
bản, tài liệu mà Uỷ ban nhân dân quận
Ngũ Hành Sơn phải có, phải lưu khi thực
hiện Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư
1) Thông báo thu hồi đất (Điều 29, Nghị định số
69/2009/NĐ - CP).
2) Chương trình phát hoặc đăng thông báo thu hồi đất trên
các phương tiện thông tin đại chúng (Điều 29, Nghị định số 69/2009/NĐ - CP).
3) Biên bản niêm yết Thông báo thu hồi đất tại Trụ sở Ủy
ban nhân dân phường Hòa Hải (Điều 29, Nghị định số 69/2009/NĐ - CP).
4) Biên bản niêm yết Thông báo thu hồi đất tại tổ dân phố
số 20 phường Hòa Hải (Điều 29, Nghị định số 69/2009/NĐ - CP).
5) Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất của Uỷ ban nhân dân quận Ngũ Hành
Sơn (Điều 29, Nghị định số 69/2009/NĐ - CP).
6) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất lập và
đã được Uỷ ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn phê duyệt (Điều 30, Nghị định số
69/2009/NĐ - CP).
7) Biên bản niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư tại tại Trụ sở Ủy ban nhân dân phường Hòa Hải có xác nhận
của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã,
đại diện những người có đất bị thu hồi (Điều 30, Nghị định số 69/2009/NĐ - CP).
8) Văn bản tổng hợp ý kiến đóng góp cho phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng.
9) Văn bản thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ngũ Hành Sơn”.
10)
Biên bản họp Uỷ
ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn (họp toàn bộ các ủy viên của Ủy ban như họp
chính phủ ban hành Nghị định) về việc thu hồi đất của chúng tôi theo quy định tại Điều 3, Luật về tổ chức Hội đồng nhân dân và
Uỷ ban nhân dân: “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ.”.
11)
Tờ trình về việc
thu hồi đất của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ngũ Hành sơn.
12)
Biên bản họp Uỷ
ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn (họp toàn bộ các ủy viên của Ủy ban như họp
chính phủ ban hành Nghị định) về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi thu hồi đất của chúng tôi theo
quy định tại Điều 3, Luật về tổ
chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân: “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.”.
13)
Quyết định của
phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Uỷ ban nhân dân quận
Ngũ Hành Sơn.
14)
Biên bản Ủy ban
nhân dân phường Hòa Hải phổ biến quyết định phê duyệt phương án bồi thường cho
chúng tôi biết (Điều 30, Nghị định số 69/2009/NĐ - CP).
15)
Biên bản niêm yết
công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại
tại Trụ sở Ủy ban nhân dân phường Hòa Hải (Điều 30, Nghị định số 69/2009/NĐ -
CP).
16)
Biên bản niêm yết
công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại
tại tổ dân phố số 57 phường Hòa Hải (Điều 30, Nghị định số 69/2009/NĐ - CP).
17)
Bản sao các trang
sổ công văn đi hoặc đến (nếu có) thụ lý việc Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn
đã phát hành hoặc nhận các văn bản từ điểm 1 đến điểm 16 mục này (Theo quy định
của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công
tác văn thư thì sau khi người có thẩm quyền ký văn bản cần phát hành, văn bản
đó sẽ được chuyển cho văn thư cơ quan để nhân bản, đóng dấu, vào sổ thụ lý phát
hành văn bản đi và cho văn bản vào bì thư đã ghi người gửi, người nhận để phát
hành qua bưu điện trừ trường hợp phát hành trực tiếp trên sổ thụ lý văn bản đi
cho người nhận văn bản mà không gửi bưu điện).
18)
Quy hoạch chi
tiết Dự án Làng nghề đá mỹ nghệ (phần có liê quan đến việc thu hồi đất của ông
Thành).
4. Số lượng
xin cấp và hướng dẫn xin cấp
Đối với văn bản tài liệu chúng tôi xin cấp mà Ủy ban
nhân dân quận Ngũ Hành Sơn có thì chúng tôi đề nghị Ủy ban nhân dân quận Ngũ
Hành Sơn cấp cho tôi 550 bản mỗi loại.
Đối với văn bản tài liệu chúng tôi xin cấp mà Ủy ban
nhân dân quận Ngũ Hành Sơn không có nhưng ở cơ quan, tổ chức khác có thì chúng
tôi đề nghị Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn hướng dẫn cho chúng tôi để chúng
tôi tiếp tục xin cấp.
5. Đề nghị
thời hạn
Chúng tôi đề nghị người cấp, cấp cho chúng tôi đúng
thời hạn mà pháp luật quy định hoặc gửi giấy hẹn thời hạn cấp cho chúng tôi.
6. Tài liệu
gửi kèm theo đơn làm bằng cứ
Quyết định số: 4835/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của Uỷ ban
nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng về việc thu hồi đất do hộ cá nhân
đang sử dụng để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án Làng Nghề đá mỹ
nghệ
7. Cam kết nộp lệ phí và cảm ơn
Chúng tôi xin hứa thực hiện đúng các quy định của quý
cơ quan về thủ tục và nộp lệ phí theo quy định.
Chúng tôi
xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
|
Hòa Hải, ngày
21 tháng 5 năm 2013
|
-
Như kính
gửi;
-
Phòng Tài
nguyên và Môi trường quận Ngũ Hành Sơn (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-
Cơ quan Cảnh
sát Điều tra Công an nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (để báo
cáo và nhờ giúp đỡ);
-
Các thành
viên Uỷ ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn (để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-
Đại tá Hồ
Thăng Trung, Phó trưởng Công an nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
(để báo cáo và nhờ giúp đỡ);
-
Lưu.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
( Đã ký )
Trần Thị Lợi
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét